Đề xuất bổ sung “Vật tư, thiết bị phòng, chống dịch, bệnh cho người” vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia

Đề xuất bổ sung “Vật tư, thiết bị phòng, chống dịch, bệnh cho người” vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia
(PLVN) - Mới đây, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh bổ sung nhóm hàng “Vật tư, thiết bị phòng, chống dịch, bệnh cho người” vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia.

Theo quy định tại Luật Dự trữ quốc gia, mục tiêu của dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ an ninh quốc phòng.

Về danh mục cụ thể, Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia quy định Danh mục hàng dự trữ quốc gia gồm 12 nhóm mặt hàng: a) Lương thực; b) Vật tư, thiết bị cứu hộ cứu nạn; c) Vật tư thông dụng động viên công nghiệp; d) Muối trắng; đ) Nhiên liệu; e) Vật liệu nổ công nghiệp; g) Hạt giống cây trồng; h) Thuốc bảo vệ thực vật; i) Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt và trong nuôi trồng thủy sản; k) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người; l) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cây trồng, nuôi trồng thủy sản; m) Vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh.

Trên quy định của Luật Dự trữ quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Dự trữ quốc gia, trong đó phân công cụ thể 9 bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Bộ Y tế được giao quản lý 2 nhóm hàng: (i) Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người và (ii) Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nguồn nước (chưa có nhóm hàng vật tư, thiết bị phòng chống dịch, bệnh cho người).

Trước tình hình dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, cần bổ sung nhóm hàng “vật tư, thiết bị phòng chống dịch, bệnh cho người” vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia, để có cơ sở pháp lý mua mặt hàng này đưa vào dự trữ quốc gia, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới. Việc bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị phòng chống dịch bệnh cho người vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của dự trữ quốc gia, phù hợp với tiêu chí mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Điều 27 Luật Dự trữ Quốc gia.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế, ngày 26/3/2020, Bộ Tài chính đã ký Tờ trình số 44/TTr-BTC trình Chính phủ để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung nhóm hàng “Vật tư, thiết bị phòng, chống dịch bệnh cho người” vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia.

Sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ giao Bộ Y tế đề xuất danh mục hàng cụ thể và phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung kế hoạch mua sắm hàng dự trữ quốc gia đối với mặt hàng này, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để mua sắm, đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch, bệnh trong thời gian tới.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.