Đề xuất bổ sung thêm một số loại tài sản phải đấu giá

(PLVN) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 đang diễn ra được các đại biểu thống nhất cao. Một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm góp ý hoàn thiện là quy định về các loại tài sản quy định phải đấu giá.

Quy định bán đấu giá tín chỉ carbon

Theo Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng), tại các điểm trong khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) đã liệt kê các nhóm tài sản pháp luật quy định phải đấu giá. Ông đề nghị bổ sung một nội dung hết sức quan trọng là quy định bán đấu giá về tín chỉ carbon. ĐB Tạo phân tích, cam kết của Nhà nước ta đối với các tổ chức của thế giới là sẽ đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nên việc đưa tín chỉ carbon vào nhóm tài sản pháp luật quy định phải đấu giá chính là thể chế hóa và thực hiện hóa cam kết của Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế theo lộ trình từ năm 2025-2050. Bên cạnh đó, phải nói rằng tín chỉ carbon không phải là sản phẩm riêng có của một ngành mà là nhu cầu mua bán phổ thông của nhiều ngành như năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp và lâm nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị bổ sung đấu giá tín chỉ carbon. (Ảnh Phạm Thắng)

Đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị bổ sung đấu giá tín chỉ carbon. (Ảnh Phạm Thắng)

Đối với đấu giá một số loại tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, tài sản thi hành án dân sự, quyền sử dụng đất, sử dụng tần số vô tuyến điện, quyền khai thác khoáng sản..., ĐB Tạo cho rằng, những quy định này đã được đưa ra trong bối cảnh pháp luật về ĐGTS trong thời gian qua theo Luật hiện hành còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc cho tổ chức đấu giá cũng như người có tài sản đấu giá và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Ngoài ra, việc áp dụng một số quy định chung của pháp luật ĐGTS đối với một số loại tài sản đặc thù như tài sản thi hành án dân sự còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, việc đưa các tài sản đặc thù này vào dự thảo Luật cần được quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, bảo đảm tính khả thi khi triển khai thi hành Luật và Chính phủ cần có quy định chi tiết khi thi hành triển khai Luật.

Đại biểu Quốc hội đề xuất luật hóa việc đấu giá biển số xe ô tô. (Ảnh minh họa: thuvienphapluat.vn)

Đại biểu Quốc hội đề xuất luật hóa việc đấu giá biển số xe ô tô. (Ảnh minh họa: thuvienphapluat.vn)

Luật hóa đấu giá biển số xe

ĐB Đỗ Ngọc Thịnh (Đoàn Khánh Hòa) lại đề nghị nên bổ sung thêm 1 nội dung vào khoản 1 Điều 4 là bổ sung biển số xe vào danh mục tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật, bởi đấu giá biển số xe là tài sản phải bán thông qua đấu giá theo Nghị quyết số 73 ngày 15/11/2022 của QH về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô và Nghị quyết 73 chỉ được thực hiện trong 3 năm. ĐB Thịnh nhận thấy, đấu giá biển số xe trong thời gian vừa qua theo Nghị quyết 73 có những kết quả nhất định, do đó sau khi Nghị quyết 73 hết hiệu lực thì biển số xe cũng cần được tiếp tục đấu giá theo quy định của pháp luật, nếu đưa ngay vào sửa đổi Luật ĐGTS lần này sẽ đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật.

Đồng tình, ĐB Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, phải đưa nội dung về đấu giá biển số xe vào trong chương trình nghị sự và Luật ĐGTS. Mặc dù hiện nay Nghị quyết 73 cho phép thí điểm thực hiện trong thời gian 3 năm, nhưng trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (cũng trình QH xem xét tại Kỳ họp thứ 7 - PV) đã đưa nội dung đấu giá biển số xe ô tô, xe mô tô vào Luật. “Như vậy, không lý do gì việc đấu giá biển số xe lại không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật ĐGTS”, ĐB Hòa nhấn mạnh và đề nghị đấu giá biển số xe phải đưa vào Luật ĐGTS và thực hiện theo quy trình ĐGTS, vì đây là loại tài sản của Nhà nước, biển số xe là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Giải trình ý kiến ĐB về việc quy định biển đấu giá biển số xe, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh cho biết, trong Báo cáo tiếp thu giải trình của Ủy ban Thường vụ QH cũng đã nêu rất rõ. Đó là ngày 19/5 vừa qua, Chính phủ đã có báo cáo và Ủy ban Kinh tế phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH đã thống nhất báo cáo Ủy ban Thường vụ QH là sẽ chuyển quy trình, thủ tục đấu giá biển số xe sang Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và thực hiện quy trình, thủ tục theo pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, Ủy ban Kinh tế cũng đã bỏ điều khoản chuyển tiếp thực hiện Nghị quyết 73 của QH.

Về ý kiến ĐB bổ sung tín chỉ carbon, theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, trong báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ QH đã nêu rõ, pháp luật chuyên ngành sau này sẽ quy định về tín chỉ carbon, còn thực hiện quy trình đấu giá tín chỉ carbon như thế nào sẽ theo trình tự thủ tục của Luật ĐGTS, các bước trước khi đưa ra ĐGTS sẽ theo pháp luật chuyên ngành.

Quá trình tổ chức thi hành Luật Đấu giá tài sản năm 2016 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải ban hành các quy định để khắc phục, đồng thời nhằm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết tại Hội nghị.

Quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

(PLVN) - Ngày 19/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ. Dự Hội nghị có TS. Nguyễn Hải Ninh - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.