Đề xuất biểu giá điện sinh hoạt còn 5 bậc, bậc 1 nâng lên 100Kwh

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn tại phiên họp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện đã được trình Thủ tướng Chính phủ vào sáng 21/8, giá điện bán lẻ được tính toán lại giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Trong đó, bậc 1 nâng từ 0 - 50 kwh lên 0 - 100 kWh.

Cách tính giá bậc thang điện chưa phù hợp với người dân

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, sáng 21/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ QH Khóa XV đến hết năm 2023.

Nêu vấn đề chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho biết, thời gian gần đây, tình hình cung cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng có tiến bộ rất rõ, không giống như năm 2023 thiếu điện cục bộ. Đó là thành quả rất tốt của Bộ Công thương.

Tuy nhiên, Đại biểu cho rằng, cách tính giá bậc thang điện hiện nay chưa phù hợp với người dân. Trong đó, bậc 1 của điện sinh hoạt quy định mức sử dụng chỉ từ 0 – 50kWh. Ngoài ra, người dân tiêu thụ điện, trả tiền điện còn phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT 10%) là chưa hợp lý.

Đại biểu Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi về khả năng nâng mức điện sinh hoạt bậc 1 lên 100kWh và tính toán bỏ thuế VAT.

Đại biểu Phạm Văn Hòa chất vấn tại phiên họp.

Đại biểu Phạm Văn Hòa chất vấn tại phiên họp.

Trả lời Đại biểu, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, biểu giá điện bậc thang là mô hình phổ biến của tất cả các quốc gia nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Bởi, điện là sản phẩm rất khác so với các ngành khác, càng sản xuất nhiều, càng ảnh hưởng tới môi trường và cần nâng cao trách nhiệm trong bảo vệ môi trường vì năng lượng là ngành phát thải khá lớn.

Theo Bộ trưởng, tại Việt Nam, theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bình quân gồm 6 bậc. Thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ trì đã sửa đổi Quyết định này.

Theo đó, trong dự thảo Quyết định trình Chính phủ, giá điện bán lẻ được tính toán lại giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Trong đó, bậc 1 nâng từ 0 - 50 kwh lên 0 - 100 kWh, như Đại biểu mong muốn.

Cách tính này, theo Bộ trưởng, nhằm hỗ trợ người nghèo đồng thời cũng giữ được mức hỗ trợ người nghèo vẫn giữ như cũ, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tới mức 30 kWh. Từ mức 30 đến hết khung bậc 1, người tiêu dùng vẫn phải thanh toán theo quy định.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng, để xóa khoảng cách bất hợp lý giữa các đối tượng sử dụng điện, dự thảo đề nghị điều chỉnh khung giá của các đối tượng sản xuất, sinh hoạt tiệm cận hơn. Một số ngành sản xuất được điều chỉnh tương ứng với biểu giá trong lĩnh vực dịch vụ cũng như sinh hoạt để đảm bảo không bù chéo giữa các đối tượng sử dụng điện.

Tham gia trả lời về vấn đề giảm thuế để giảm giá điện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước thu được thuế mới đảm bảo sự vững mạnh tài chính công, đảm bảo trang trải cho xã hội, hoạt động của bộ máy nhà nước, hạ tầng trọng yếu, an ninh quốc phòng, phòng thủ và bảo vệ Tổ quốc.

Do đó, việc giảm thuế để giải quyết một vấn đề giá cả có biến động theo thị trường là không hợp lý.

Thực tế, thời gian qua, do tác động khách quan như dịch Covid-19, Quốc hội đã giảm thuế cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân khoảng 200 ngàn tỷ đồng.

Liên quan đến điện bậc thang, điện sinh hoạt đã có quy định hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách; áp dụng điện bậc thang để khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện.

Xử lý hàng chục ngàn trường hợp vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Đoàn Lạng Sơn) dẫn báo cáo của Tổng thư ký QH có đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả vẫn chưa được như mong muốn. Tình trạng hàng giả, hàng lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn bày bán công khai ở nhiều nơi. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, có hệ thống và gần đây thực sự chủ yếu xuất hiện nhiều trên không gian mạng.

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái chất vấn tại phiên họp.

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái chất vấn tại phiên họp.

Trước thực trạng trên, Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết giải pháp về chế tài xử phạt để đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm về xuất xứ hàng hóa cũng như lộ trình thực hiện.

Chung mối quan tâm, Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) đánh giá, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu đang trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, làm tổn hại đến doanh nghiệp chân chính và quyền lợi người tiêu dùng. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương làm rõ thêm và cho biết những giải pháp để hướng tới xử lý triệt để vấn đề này.

Trả lời các Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, trong kinh tế thị trường, việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng là vô cùng quan trọng; đồng thời cũng là thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhất là trong môi trường thương mại điện tử.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, để nâng cao hiệu quả công tác này, Bộ Công thương đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền để ban hành nhiều cơ chế, chính sách để khắc phục tình trạng này. Điển hình là tham mưu ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Đề án về chống hàng giả, hàng nhái, sửa đổi, bổ sung những quy định xử phạt trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử.

Cùng với đó là triển khai cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin qua Cổng thông tin quản lý thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây là Cổng điện tử quốc gia tại Cục Thương mại điện tử, kinh tế số thuộc Bộ Công thương.

Bộ cũng đã phối hợp tốt các lực lượng trong phòng, chống gian lận thương mại bao gồm các lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 của địa phương; yêu cầu các sàn giao dịch, các website rà soát, ngăn chặn, bóc gỡ hàng ngàn gian hàng giả, hàng kém chất lượng và những đối tượng vi phạm một vài lần trở lên.

Tăng cường hơn nữa trong việc truyền thông để hướng dẫn người tiêu dùng trở thành người tiêu dùng thông thái và xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan để xử lý những vấn đề này bao gồm công an, nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng.

"Chính vì áp dụng hàng loạt các biện pháp cho nên trong thời gian vừa qua đã xử lý hàng chục ngàn trường hợp vi phạm, thu về cho ngân sách nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tham mưu cho các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định về xử phạt những hành vi vi phạm trong thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng thời, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. “Việc này không phải chỉ Bộ Công thương hay một số bộ, ngành mà đòi hỏi chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, kể cả doanh nghiệp và người sản xuất cũng phải vào cuộc tích cực, thực hiện nghiêm túc Đề án thì mới có hiệu quả”, ông Nguyễn Hồng Diên nêu rõ.

Cũng theo Bộ trưởng, cần phối hợp các lực lượng cả trong và ngoài nước để xử lý kịp thời gian hàng giả, hàng kém chất lượng. Bởi, thương mại điện tử thì nguồn hàng từ bên ngoài về là rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ các cơ quan chức năng của nhà nước, của địa phương và kể cả cơ quan chức năng của các nước liên quan.

Cạnh đó, tăng cường làm tốt hơn việc xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa cơ quan liên quan bao gồm Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính để quản lý các vấn đề về hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng và chống thất thu thuế trong lĩnh vực này.

Đi cùng với đó là nâng cao hiệu quả cổng thông tin điện tử tiếp nhận và xử lý thông tin về hiện tượng vi phạm về gian lận thương mại. Tiếp tục làm tốt công tác truyền thông giúp người tiêu dùng nâng cao hiểu biết và tự bảo vệ mình.

Để thực hiện được những nhiệm vụ này, Bộ trưởng mong muốn có sự vào cuộc các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là người dân để kịp thời đấu tranh, làm tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi trong môi trường thương mại điện tử.

Đọc thêm

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.