Đề xuất biện pháp giám sát điện tử trong thi hành án hình sự

Một thiết bị GSĐT trong THAHS được một nước châu Á sử dụng. (Ảnh: baotintuc.vn)
Một thiết bị GSĐT trong THAHS được một nước châu Á sử dụng. (Ảnh: baotintuc.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Công an đang dự thảo Luật Thi hành án hình sự (THAHS, sửa đổi). Trong đó, Bộ đề xuất một chương mới quy định về giám sát điện tử.

Bộ Công an cho biết, so với Luật hiện hành, dự thảo Luật đề xuất bổ sung chương mới, gồm quy định về phương thức giám sát điện tử (GSĐT); thực hiện GSĐT; trung tâm GSĐT; trách nhiệm của người bị GSĐT; trường hợp không thực hiện GSĐT.

GSĐT là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này gắn thiết bị điện tử lên bộ phận cơ thể của người bị GSĐT để quản lý, theo dõi vị trí của người đó. Theo dự thảo, người bị GSĐT được gắn 1 thiết bị giám sát điện tử lên cơ thể để theo dõi vị trí trong quá trình bị giám sát. Khi đi khỏi phạm vi địa bàn cư trú, làm việc, thiết bị sẽ phát cảnh báo đến cơ quan, người quản lý.

Việc giám sát thực hiện qua Trung tâm GSĐT được thiết lập ở cơ quan quản lý THAHS Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh, cấp quân khu, Công an cấp huyện.

Hệ thống máy chủ GSĐT đặt tại cơ quan quản lý THAHS Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Dự thảo nêu rõ, trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ khi gắn thiết bị GSĐT lên cơ thể của người bị giám sát, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cấp quân khu sẽ thông báo, phân quyền quản lý cho Công an cấp xã biết để trực tiếp thực hiện việc GSĐT.

Thời gian GSĐT bằng thời gian chấp hành án, thời gian thử thách theo quyết định của Tòa án.

Người chấp hành án hình sự đang bị giám sát đi khỏi nơi cư trú mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc có hành vi phá hủy, tháo rời khỏi cơ thể, làm mất tính năng, tác dụng của thiết bị GSĐT sẽ có cảnh báo, cơ quan THAHS cấp huyện, cấp quân khu kịp thời thông báo, trao đổi cho Công an cấp xã, đơn vị quân đội đang quản lý, giám sát đối tượng để kiểm tra, xác minh kịp thời.

Nếu có căn cứ xác định là hành vi tự ý rời khỏi nơi cư trú, phá hủy, tháo rời, làm mất tính năng, tác dụng của thiết bị giám sát từ xa mà không thuộc trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; thì Công an cấp xã, đơn vị quân đội được giao theo dõi, quản lý, giáo dục người bị GSĐT có trách nhiệm lập biên bản vi phạm và báo cáo UBND cấp xã hoặc cơ quan THAHS cấp quân khu.

Với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành án treo trong trường hợp này thì được xác định là vi phạm nghĩa vụ lần thứ nhất.

Khi hết thời gian GSĐT, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cấp quân khu kết thúc GSĐT và thu hồi thiết bị GSĐT.

Theo dự thảo, Trung tâm GSĐT đặt tại cơ quan quản lý THAHS Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để cập nhật, quản lý, lưu trữ dữ liệu ghi được từ thiết bị GSĐT phục vụ việc theo dõi, quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, người chấp hành án phạt quản chế, người chấp hành án phạt cấm cư trú, người được hoãn chấp hành hình phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành hành phạt tù, phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam, phạm nhân được trích xuất; và phân quyền quản trị, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Trung tâm GSĐT đặt tại cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh, cấp quân khu, Công an cấp huyện.

Trung tâm GSĐT đặt tại cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cấp quân khu phân quyền giám sát cho Công an cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Người bị GSĐT không được tự ý phá hủy, tháo rời khỏi cơ thể, làm mất tính năng, tác dụng của thiết bị GSĐT trong thời gian bị giám sát. Trường hợp cố ý làm hư hỏng thiết bị GSĐT tùy từng mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự thảo nêu rõ, không thực hiện GSĐT với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, người chấp hành án phạt quản chế, người chấp hành án phạt cấm cư trú, người được hoãn chấp hành hình phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành hành phạt tù trong các trường hợp sau đây:

1. Bị bệnh nặng, đang cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể đi lại được và được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.

2. Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng.

3. Có lý do chính đáng khác được Thủ trưởng cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cấp quân khu xác nhận.

4. Người được hoãn chấp hành hình phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành hành phạt tù đang bị bệnh nặng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.