Đề xuất bãi bỏ chế độ bệnh binh trong thời bình

(PLVN) - Sáng 8/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Lê Tấn Dũng, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành có liên quan. 

Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/8/1994.

Từ đó đến nay, Pháp lệnh đã qua nhiều lần sửa đổi và được đổi tên thành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Pháp lệnh là văn bản pháp lý quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng về công tác người có công với cách mạng, là nền tảng pháp lý cho các cấp chính quyền tổ chức triển khai chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công và thân nhân người có công với cách mạng.

Sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng lần này xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng được quy định tại Chỉ thị số 14-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng với mục tiêu "phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú".

Đồng thời giải quyết những vấn đề vướng mắc về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xác nhận người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, Pháp lệnh cần được sửa đổi để xác lập các chế độ ưu đãi phù hợp với công lao cống hiến của từng đối tượng và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Quá trình lấy ý kiến soạn thảo dự án Pháp lệnh, các nội dung sửa đổi nhận được sự đồng thuận của hầu hết các bộ, ngành, địa phương.

Một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau, đặc biệt là chưa bổ sung chính sách ưu đãi đối với người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học thế hệ thứ 3 của người hoạt động kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học; thực hiện trợ cấp một lần thay cho trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 41%; không xem xét đối tượng bệnh binh thời bình.

Tại phiên họp, ông Nguyễn Thế Lực, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin Việt Nam bày tỏ sự đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Liên quan đến có bổ sung hay không chính sách ưu đãi đối với người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học thế hệ thứ 3 của người hoạt động kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học, ông Lực nêu ý kiến nếu không bổ sung chính sách này thì sẽ chưa cụ thể hóa được các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Khẳng định thế hệ thứ 3 cũng nằm trong huyết thống, máu mủ, ruột thịt, ông Lực cho rằng chính sách là cả một quá trình, cần phải sửa đổi, bổ sung nhiều mới có thể hoàn thiện, cơ quan chủ trì soạn thảo cần phải khảo sát thêm tình hình thực tiễn. 

Ông Đoàn Công Hà (Bộ Quốc phòng) thể hiện sự đồng tình, thống nhất cao với việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh. Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ ý kiến không đồng tình với việc bãi bỏ chế độ với bệnh binh trong thời bình. Tuy nhiên, cần nghiên cứu quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn xác định thế nào là bệnh binh để bệnh binh xứng đáng là người có công.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu kết luận cuộc họp
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu kết luận cuộc họp

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan chủ trì soạn thảo. Pháp lệnh cũng đảm bảo được tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Về sự chuẩn hóa các tiêu chuẩn xác nhận người có công với cách mạng, Thứ trưởng cho biết các thành viên của Hội đồng rất quan tâm đến vấn đề này, đồng thời đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo xem xét thật kỹ lưỡng để không xảy ra sai sót trong các tiêu chuẩn xác nhận người có công với cách mạng.

Liên quan đến sự phù hợp với các chính sách, Thứ trưởng yêu cầu cần lưu ý về việc bỏ hay không chính sách công nhận bệnh binh, đặc biệt là quy định về bệnh binh trong thời bình để phù hợp với Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, phải thẩm tra tác động sâu sắc và tham khảo thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, tránh xung đột với các luật khác.

Về sự phù hợp với phạm vi điều chỉnh, Thứ trưởng cũng đề nghị xem xét và cân nhắc về việc bổ sung chính sách cho các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà bản thân hoặc thân nhân là người có công, đặc biệt là những đối tượng là người nước ngoài nhưng có công với cách mạng Việt Nam trong Pháp lệnh này.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo phải nghiên cứu sâu hơn các ý kiến của các đại biểu, đánh giá các tác động về nội dung để đề xuất, tham mưu, lựa chọn các phương án cho phù hợp. Đặc biệt, về chính sách chính sách ưu đãi đối với người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học thế hệ thứ 3 của người hoạt động kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu yêu cầu phải đánh giá kỹ lưỡng về tác động xã hội để có thể sớm hoàn thiện dự thảo Pháp lệnh. 

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.