Đề xuất áp giá sàn vé máy bay nội địa: Cần đánh giá kỹ lưỡng tác động đến nền kinh tế giai đoạn phục hồi

Quy định áp giá sàn vé máy bay nội địa bị cho là ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định áp giá sàn vé máy bay nội địa bị cho là ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Người tiêu dùng, chuyên gia pháp lý cho rằng đề xuất áp giá sàn máy bay nội địa tại Dự thảo Thông tư Cục Hàng không vừa trình Bộ Giao thông Vận tải sẽ tác động lớn đến nền kinh tế, quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay, nên cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của văn bản này khi được ban hành.

Thông tư tác động lớn đến người tiêu dùng

Dự thảo Thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa mà Cục Hàng không Việt Nam mới trình Bộ GTVT đã vấp phải phản ứng từ dư luận bởi nhiều yếu tố. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, những đề xuất trong dự thảo này sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là ngành Du lịch và người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh cần hỗ trợ phục hồi kinh tế hiện nay.

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam nói, để thu hút khách hàng, nhiều hãng hàng không đã có chính sách khuyến mại về giá vé, có giá vé thấp, thậm chí “vé 0 đồng”. Điều này có lợi cho người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp, nhờ giá vé rẻ mà tiếp cận dịch vụ hàng không.

“Nếu áp giá sàn như đề xuất của Cục này, các hãng bay sẽ không được bán dưới giá sàn này. Điều đó đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ không còn cơ hội mua vé giá rẻ; vô tình đã tước đi cơ hội tiếp cận giá rẻ của nhiều khách hàng mà nhờ có chính sách giảm giá của doanh nghiệp họ mới được hưởng”, ông Hùng nói.

Theo vị này, văn bản trên tác động lớn tới đại đa số người tiêu dùng, Bộ GTVT nên cẩn trọng trong vấn đề lấy ý kiến của các bộ, ngành mà đặc biệt là ý kiến người dân và doanh nghiệp liên quan mật thiết đến ngành Hàng không.

“Việc lấy ý kiến đối với các đối tượng bị điều chỉnh trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết và bắt buộc. Tôi nghĩ rằng, cơ quan soạn thảo sẽ không thể bỏ qua các bước này. Bởi Thông tư này tác động đến những người tiêu dùng có nhu cầu đi lại bằng phương tiện máy bay, trong đó số đông có những người có thu nhập thấp và trung bình. Do vậy, việc lấy ý kiến khách hàng là điều không thể bỏ qua”, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam nhấn mạnh.

Bộ Giao thông Vận tải: Hết sức cẩn trọng, khách quan

Một chuyên gia pháp lý cho biết, theo quy định tại Điều 101 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), trong quá trình soạn thảo Thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; Nêu rõ ràng những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; Đăng tải toàn văn dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ trong thời gian ít nhất là 60 ngày.

Tuy nhiên, tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo Thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ có thể lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác, các chuyên gia, nhà khoa học. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến. Như vậy, có nhiều trường hợp, dự thảo Thông tư không cần lấy ý kiến rộng rãi.

“Nhưng, trong trường hợp này, đối tượng chịu sự tác động của Thông tư rất lớn, bao gồm cả doanh nghiệp và người dân, cần thiết phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản”, chuyên gia này nói.

Một số chuyên gia pháp lý cũng cho biết, nếu trong trường hợp Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT đề xuất ban hành Thông tư theo thủ tục rút gọn như quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với Thông tư của Bộ trưởng - Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách, để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Tuy nhiên, văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định tại khoản này phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Được biết, quan điểm của Bộ GTVT trong việc ban hành Thông tư này là “hết sức cẩn trọng, khách quan, đặc biệt phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng những quy định pháp luật liên quan, những tác động đến thị trường và người dân, cũng như quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp hàng không”. Bởi vậy nhiều ý kiến cho rằng, một Thông tư sẽ tác động rất lớn đến tình hình phục hồi kinh tế - xã hội như hiện nay sẽ được cơ quan ban hành đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.