Đề xuất 10 hành vi học sinh trường giáo dưỡng cấm không được làm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Công an vừa đưa ra dự thảo Thông tư quy định Nội quy trường giáo dưỡng để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo dự thảo, học sinh trường giáo dưỡng phải tuân thủ nghiêm chỉnh sự hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng và các quy định nêu trong Nội quy; Thành thật nhận rõ lỗi lầm của bản thân, tự giác học tập, rèn luyện tiến bộ để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội; Phát hiện, ngăn ngừa, tố giác, báo cáo kịp thời cho cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng những hành vi vi phạm Nội quy và các vi phạm pháp luật khác; Cấm mọi hành vi chống đối, cản trở hoặc lẩn tránh việc chấp hành các mệnh lệnh và sự hướng dẫn cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng.

Dự thảo cũng đề xuất những hành vi bị nghiêm cấm, không được làm đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:

1. Cấm viết, vẽ, treo, dán tranh, ảnh, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi trong trường giáo dưỡng.

2. Cấm xăm trổ, đeo đồ vật lên cơ thể mình hoặc người khác, nhuộm tóc, để móng tay, móng chân dài và sơn màu móng chân, móng tay.

3. Cấm tàng trữ, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, ma túy và các chất kích thích khác; vũ khí, chất độc, chất nổ, hóa chất, chất phóng xạ, chất dễ cháy và những đồ vật có thể gây nguy hại cho bản thân và cho người khác.

4. Cấm tàng trữ, sử dụng các loại máy móc, thiết bị thông tin, liên lạc; sách, báo, tài liệu, phim, băng, đĩa, thẻ nhớ điện tử có nội dung không lành mạnh; móc nối đưa, phát tán thông tin, hình ảnh trái phép ra bên ngoài hoặc lên mạng Internet, thông tin truyền thông.

5. Cấm truyền đạo, cúng lễ, bói toán, tuyên truyền, lôi kéo, ép buộc học sinh khác tham gia vào các hoạt động mê tín, dị đoan, thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, lập hoặc tham gia các hội, nhóm trái phép.

6. Cấm đánh bạc, gá bạc, tổ chức đánh bạc, cá độ dưới bất kỳ hình thức nào giữa học sinh với nhau và với người khác.

7. Cấm đe dọa, ức hiếp, đánh đập, xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm học sinh khác; tự hủy hoại thân thể mình; quan hệ tình dục, đồng tính luyến ái và các quan hệ không lành mạnh khác giữa học sinh với nhau hoặc với người khác.

8. Cấm tự liên hoan, ăn uống, đốt lửa, đun nấu trong phòng ở, khu vực nội trú, nơi học tập, lao động, học nghề, bệnh xá, nơi sinh hoạt tập thể.

9. Không được tự ý lưu giữ mà phải gửi lưu ký tại trường giáo dưỡng những tài sản, giấy tờ như: Vàng, bạc, đồ trang sức, ngoại tệ, tiền Việt Nam, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, các loại thẻ thanh toán điện tử, đồng hồ, máy móc, thiết bị, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ, các loại giấy tờ có giá trị khác và quần, áo, tư trang chưa sử dụng.

10. Không mua, bán, trao đổi, vay, mượn bất cứ thứ gì giữa các học sinh với nhau và với người khác (trừ trường hợp được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng).

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định về lễ tiết như sau: khi giao tiếp, học sinh phải dùng tiếng Việt (trừ trường hợp không biết tiếng Việt).

Về cách xưng hô khi giao tiếp: Đối với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng, gọi là “thầy” hoặc “cô” xưng “em”.

Đối với khách đến thăm, làm việc tại trường giáo dưỡng hoặc đối với người khác, gọi là “cụ” hoặc “ông”, “bà”, “bác”, “cô”, “chú” xưng “cháu”, gọi “anh” hoặc “chị” xưng “em”; Đối với học sinh khác, gọi là “bạn”, “em”, “anh” hoặc “chị”; Phải “vâng”, “dạ”, “thưa” khi nói chuyện với người nhiều tuổi hơn, biết nói lời “cám ơn”, “xin lỗi” đúng lúc. Khi nghe gọi tên mình, phải trả lời “có”.

Khi gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc tại trường giáo dưỡng, học sinh phải bỏ mũ, nón đứng nghiêm giữ khoảng cách 03 mét chào, trường hợp tổ, đội học sinh khi gặp cán bộ, khách đến làm việc, tùy theo trường hợp cụ thể ở khu lao động, học nghề…Đội trưởng tổ, đội học sinh hô tất cả học sinh đứng nghiêm hoặc ngồi tại chỗ, thay mặt tổ, đội chào báo cáo cán bộ hoặc quý khách ở tư thế đứng nghiêm phải hạ mũ hoặc nón cầm ở tay phải.

Khi ra vào cổng nếu đi theo đội, tổ thì đi thành hàng đôi, bỏ mũ hoặc nón cầm ở tay phải đối với hàng đi bên phải, cầm ở tay trái đối với hàng đi tay trái. Đội trưởng hoặc tổ trưởng tổ đội học sinh báo cáo rõ tên đội, tổ, số người trong đội, tổ của mình.

Đọc thêm

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).
(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân