Đệ tử Phật mua nghèo thức tỉnh người khốn cùng

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Về Phật giáo, ngoài thông hiểu nội điển, một tăng sĩ  trình bày không mạch lạc, khúc chiết, lý luận không biện chứng, logic, thì khó mà thuyết phục được người nghe. Để trở thành một người thuyết pháp giỏi, ngoài am tường nội điển, tăng sĩ cần rèn luyện, biết thêm ngôn ngữ và có kiến thức phổ thông. 

Thời Phật còn tại thế, trong số 10 đại đệ tử, Ca Chiên Diên không những chỉ thông hiểu những tư tưởng triết học đương thời, am tường giáo pháp của Đức Phật, mà còn có tài nghị luận khiến ai cũng thán phục, được khen tặng là bậc “Luận nghị đệ nhất”.

Dòng họ và biện tài

Tôn giả Ca Chiên Diên được sinh ra trong gia đình rất giàu sang và danh giá, được nhiều người kính nể ở miền Nam Ấn Độ. Là con thứ, thân phụ là một quốc sư đương thời, Ca Chiên Diên chỉ là họ, tên tôn giả thực ra là Na Da Là nhưng về sau tôn giả rất nổi tiếng nên mọi người dùng họ để gọi thay. 

Ca Chiên Diên cũng có một người anh tên Ca Ca cũng thông minh tài trí theo cha học đạo Bà La Môn. Trở về cố hương, Ca Ca định lập đàn tràng thuyết giảng Kinh Vệ Đà. Ca Chiên Diên cũng lập đàn tràng đối diện với đàn của anh để thuyết giáo, xem đã đủ sức lý luận trước mặt mọi người chưa.

Trước hai đàn tràng, mọi người cho là Ca Chiên Diên hùng biện hơn Ca Ca, do đó hầu hết thính chúng đều hướng về Ca Chiên Diên. Thấy em làm mất mặt trước đám đông, Ca Ca đến trước mặt cha thưa kiện, đòi trừng trị tội trịch thượng của Ca Chiên Diên một cách thích đáng.

Được triệu đến để tiện bề phân xử, trước cha và anh, Ca Chiên Diên quỳ lạy và bày tỏ: “Thưa cha! Xin cha hãy rộng lượng soi xét, trong lúc anh con đi phương xa học hỏi, ở nhà con cũng theo cha cố công dùi mài kinh sử. Con thiết lập đàn tràng để biết công lao học hỏi trong bao năm qua kết quả như thế nào, chứ không có ý đồ cạnh tranh hơn thua; trước thính chúng, con không rắp tâm dụ dỗ ai. Hai anh em con sẽ phân trần với nhau, xin cha chớ bận tâm”.

Hướng về Ca Ca, Ca Chiên Diên cũng tỏ lời xin anh cảm thông và sẽ cùng nhau hòa giải, vì đây chẳng qua chỉ là sự hiểu lầm mà thôi. 

Sau đó, Ca Chiên Diên qua núi Tần Đà ở phương Nam để học đạo với A Tư Đà, một vị bác học, được nhân dân Ấn Độ trọng nể lúc bấy giờ. Một hôm A Tư Đà khuyên Ca Chiên Diên đến thọ giáo Đức Phật để triển khai tài năng nghị luận.

Đạo nghiệp

Trong hàng đệ tử của Phật, có hai nhân vật biện luận tài tình là tôn giả Phú Lâu Na và tôn giả Ca Chiên Diên, nhưng khi thuyết pháp Phú Lâu Na thiên về số đông còn Ca Chiên Diên lại thích lý luận với từng người một. 

Một lần đến phía Tây Ấn Độ, nước Ma Thâu truyền đạo, tôn giả Ca Chiên Diên yết kiến nhà vua. Thấy Ca Chiên Diên bỏ dòng Bà La Môn theo dòng Sát Đế Lợi là một chuyện lạ, vua Ma Thâu hỏi Ca Chiên Diên: “Ở đời ta chưa thấy ai bỏ dòng họ cao quý để đi theo dòng họ thấp hơn như Tôn giả. Tại sao lại thế? Có ai ép buộc chăng?”

Tôn giả đáp: “Đại vương! Tôi cảm nhận Đức Phật là bậc đại thánh. Thái tử Tất Đạt Đa đã thấy rõ thực trạng của tư tưởng tôn giáo, xã hội Ấn Độ, nên đã từ bỏ cuộc sống vương giả để đi tìm đạo và thành đạo. Ở đời từ xưa đến nay, có mấy ai dám từ chối địa vị cao sang quyền quý và lắm lạc thú như Phật Thích Ca? Hiện nay Phật đang chủ xướng thuyết bình đẳng để xã hội không có cảnh người bóc lột người, người hà hiếp người, người quá dư thừa kẻ làm đầu tắt mặt tối mà vẫn đói khổ.

Trong giáo đoàn của người mọi người đều bình đẳng, ai có phẩm hạnh cao tất được tôn trọng, dù đó là người thuộc dòng hạ tiện”. Với tài luận nghị, tôn giả đã thuyết phục vua Ma Thâu lĩnh hội giáo pháp bình đẳng của Phật, xin quy y Phật. Và khi trở thành một Phật tử, vua Ma Thâu áp dụng phép bình đẳng của Phật để điều hành việc nước.

Tất cả tù nhân ở các trại giam đều được phóng thích, ai phạm pháp, có tội đều được đưa đi giáo dục, dù đó là người thuộc dòng Bà La Môn hay Sát Đế Lợi. Nhờ thế cả nước mọi người đều vui mừng, dân tình an cư lạc nghiệp, nhân dân nước Ma Thâu cũng rất cảm kích giáo pháp từ bi, trí tuệ, bình đẳng của Phật Thích Ca.

Tôn giả Ca Chiên Diên
Tôn giả Ca Chiên Diên 

Bán nghèo

Tại nước A Bàn Đề, trên đường đi du hóa, tôn giả Ca Chiên Diên gặp một người đàn bà ôm một vò nước ngồi khóc bên bờ sông. Thấy cảnh đáng thương, tôn giả dừng bước hỏi: “Tại sao lại khóc lóc thê thảm như thế? Hãy cho biết lý do thử xem tôi có giúp ích gì được cho bà chăng?” “Chắc ông không giúp được gì đâu?”- Bà lão nói. “Nếu không giúp được vật chất tôi có thể giúp cho bà phương pháp giải quyết”- tôn giả đáp. 

“Đời thật là bất công!”-  Bà lão nói. “Người giàu thì càng giàu thêm, dư ăn dư xài, kho lẫm tràn đầy; ngược lại người nghèo ngày càng xơ xác, đổ mồ hôi mà vẫn không đủ ăn. Cái khó lại bó cái khôn, không có cách xoay xở. Tôi sinh ra trong một gia đình nô lệ khốn cùng, từ khi chào đời đến nay không lúc nào mà cái khổ không đeo đẳng. Vì thế đến nay tôi không còn sức chịu đựng, chỉ muốn đi tìm cái chết may ra mới hết khổ”. “Thôi đừng khóc lóc nữa, trong cuộc đời này đâu phải chỉ có bà nghèo.

Thiên hạ phần đông là người nghèo, bà thử xem tại nước này có bao nhiêu là nhà giàu. Với những thứ tiền của tràn đầy kho lẫm, chắc gì những người giàu đã là không khổ? Vì lòng tham không đáy, có một họ lại muốn mười. Lòng tham dục hành hạ con người ghê gớm lắm! Bởi thế tuy nghèo, nhưng lòng không dơ bợn, biết vừa đủ là thấy thoải mái hơn.

Đức Phật đã nói: "Người giàu tuy ở thiên đường cũng không vừa ý, người nghèo biết vừa đủ tuy nằm dưới đất vẫn thấy an lạc." “Đó là lý thuyết thôi, thực tế khác hẳn. Người giàu khác với kẻ nghèo, vì muốn ăn là có ăn, muốn mặc là có mặc. Họ bỏ tiền ra là muốn gì cũng được.

Còn nghèo như tôi suốt đời làm nô lệ, làm việc quần quật cả ngày mà đôi lúc còn bị roi vọt, chửi rủa, thức từ 4,5 giờ sáng đến quá 12 giờ đêm mà cơm không đủ no, quần áo rách tả tơi, cái nghèo đeo đẳng suốt đời, vì thế tôi muốn chết may ra mới hết thống khổ”.

“Vậy bà hãy bán cái nghèo đi”. “Cái nghèo đâu có bán được, ai lại dại dột mà đi mua cái nghèo”. “Nếu bà chịu bán tôi sẵn sàng mua. Tôi tu hành nên không có nói đùa đâu, tôi mua thật. Cái nghèo có thể bán lắm chứ? Có điều là người ta không biết cách bán, phương pháp bán nghèo là bố thí. Mọi sự kiện trên đời đều có nguyên nhân. Giàu là kết quả của sự tu phước bố thí, còn nghèo là vì đã quá keo kiệt, thực hành bố thí là phương pháp bán nghèo”.

“Nhưng tôi nghèo quá biết lấy gì mà bố thí, cái vò trong tay tôi là của chủ Bà La Môn, đâu có đem bố thí được. Lỡ tay làm bể là đã bị ăn đòn, huống gì là đem bố thí cho người khác”. “Tôi đang khát nước, vậy bà hãy đem vò nước xuống sông múc nước bố thí cho tôi”.

Nghe xong bà liền đi múc nước bố thí và tỉnh ngộ. Nhờ tôn giả Ca Chiên Diên chỉ dẫn, bà thường làm việc bố thí, lòng được thoải mái và cuộc đời trở nên an lạc hơn trước. Nhờ tài luận nghị như thế, suốt cuộc đời đi giáo hóa tôn giả Ca Chiên Diên đã cảm hóa được nhiều người, dẫn dắt người nghèo về với Đức Phật, khiến ai cũng cảm thấy an lạc ngay trên cõi đời này.

Ngoài truyền bá giáo lý bình đẳng, tôn giả Ca Chiên Diên đề cao giá trị con người qua phẩm giá đạo đức, để từ đó có tinh thần vị tha, bố thí giúp cho con người hết đói nghèo và đặc biệt là loại trừ tính tham dục, mê hoặc để sống hòa hợp không tranh cãi, tạo một nhịp cầu thông cảm để nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau hầu xây dựng cho nhân loại một cuộc sống thanh bình và an lạc...

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.