Để trang phục truyền thống dân tộc Việt không bị mai một

Nỗ lực gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc Việt. (Ảnh minh họa)
Nỗ lực gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc Việt. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong cuộc sống hiện đại, trang phục các dân tộc đang mai một nhanh chóng. Nhiều tộc người không còn giữ được bản sắc văn hoá của trang phục truyền thống. Do đó, để giữ gìn và phát huy trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều địa phương xác định phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.

Có tới 40/50 dân tộc Việt Nam không còn mặc trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số là di sản văn hóa tồn tại từ ngàn đời thông qua quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt văn hóa, chứa đựng những giá trị nghệ thuật, lịch sử của các dân tộc. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại như ngày nay có không ít người trẻ lại đang dần thờ ơ, lãng quên nét văn hóa này.

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đã nêu ra nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; đặc biệt đề cập tới việc phát triển nền văn hóa, du lịch phải gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nói đến sự mai một của những bộ trang phục truyền thống dân tộc, TS Nguyễn Thị Ngân - Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã đưa ra một con số giật mình: “Có tới 40/54 dân tộc ở Việt Nam hiện không còn mặc trang phục truyền thống đúng như những gì mà Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đang lưu giữ. Thay vào đó, họ mặc trang phục có loại vải công nghiệp bằng sợi tổng hợp, sợi nilon, hoa văn giống hệt nhau, được bày bán tràn ngập trên thị trường”.

Một số dân tộc, ngoại trừ người già mặc trang phục truyền thống, giới trẻ đều mặc áo sơ mi, áo sơ mi, quần bò, quần âu. Những dân tộc có dân số dưới 1.000 người như Rơ Măm, Ơđu, Chứt… thì hầu như “trắng” những bộ trang phục truyền thống. Phụ nữ Thái - nhiều người chỉ còn mặc váy của dân tộc mình, còn áo thì được thay bằng các loại áo phông, sơ mi của người Kinh với đủ các loại màu sặc sỡ. Nam giới hầu hết mặc âu phục.

Theo khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, hiện nay, hầu hết trang phục nam của các dân tộc không còn lưu giữ. Trang phục của nữ giới còn gìn giữ tốt hơn song người dân cũng chỉ mặc trong các dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện hoạt động văn hóa của gia đình và cộng đồng. Vì vậy, hiện nay trang phục truyền thống của một số dân tộc như: Phù Lá, Xinh Mun, Si La... ngày càng mai một, thất truyền.

Đáng buồn hơn, những già làng, trưởng bản là “linh hồn” níu giữ bản sắc dân tộc nhưng đôi khi chính họ lại là người “ngược dòng”. “Tôi thấy nhiều cuộc gặp mặt đồng bào thiểu số nhưng nhiều già làng ăn mặc comple cà-vạt, nữ mặc quần tây, váy ngắn như người Kinh. Nếu chính đồng bào không thấy tự hào, tự tôn về bản sắc văn hóa của mình, không có ý thức gìn giữ nó mọi nơi, mọi lúc, không đem nó giới thiệu rộng rãi với các cộng đồng đó thì văn hóa sẽ biến mất ngay từ trong chính cộng đồng sáng tạo ra nó” - ông Vi Hồng Nhân, nguyên Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cảm thán.

Tại Hội thảo “Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội Đặng Vũ Hải nêu: “Cùng với sự phát triển nhanh của xã hội, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc đã phần nào ảnh hưởng đến nhận thức cũng như thị hiếu thẩm mỹ của đồng bào các dân tộc thiểu số, làm thay đổi thói quen sử dụng trang phục truyền thống bằng trang phục phổ thông, đặc biệt là ở giới trẻ. Bên cạnh đó, nhiều người còn tự ti, mặc cảm, sợ bị coi là lạc hậu, không hiện đại, nên ít khi sử dụng trang phục đặc trưng của dân tộc mình”.

Trong khi đó, theo Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc Đinh Xuân Thắng, nhiều nơi, đồng bào chỉ mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, ngày hội, ngày Tết, khiến trang phục truyền thống gần như trở thành một thứ lễ phục không còn thân thuộc với đời sống sinh hoạt của người dân. Việc sản xuất công nghiệp trang phục truyền thống đã thay thế việc sản xuất thủ công, dẫn tới mất kiểm soát về họa tiết, hoa văn, đường nét tinh tế… cũng như khiến trang phục truyền thống ngày một mai một, thậm chí biến mất trong nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số là di sản văn hóa Việt. (Ảnh minh họa)

Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số là di sản văn hóa Việt. (Ảnh minh họa)

Những nỗ lực bảo tồn và phát huy

Ngày 18/1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay". Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2019 đến năm 2030.

Trong một khảo sát về thực trạng đời sống văn hóa của đồng bào Mông ở Tuyên Quang do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện đối với 564 hộ gia đình người Mông ở các thôn, bản trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy chỉ có 21/564 hộ người Mông trả lời thường xuyên mặc trang phục truyền thống (3,7%); 327/564 hộ trả lời thỉnh thoảng mới mặc (57,9%); còn lại gần nửa số hộ người H’Mông trả lời không mặc trang phục truyền thống. Nhìn ra các tỉnh trong khu vực việc giữ gìn và phát huy bộ trang phục truyền thống cũng gặp những khó khăn tương tự.

Theo mục tiêu cụ thể của Đề án: Hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số. Lập 10 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn, trang trí hoa văn liên quan đến trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Khôi phục trang phục truyền thống của 03 dân tộc đã mai một. Vinh danh từ 10 - 30 nghệ nhân ưu tú; nghệ nhân nhân dân về nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống.

Bên cạnh đó, tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ năng bảo tồn, phát huy trang phục các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập và Cách mạng công nghệ 4.0; 20 lớp truyền dạy kỹ năng làm nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số. Xây dựng 5-10 mô hình trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm trang phục truyền thống; 5-10 mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu, sản xuất, may thêu trang phục truyền thống. Đồng thời, tổ chức 2 cuộc Liên hoan “Trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số”; Tổ chức 3 Ngày hội "Sắc màu văn hóa các dân tộc", Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam gắn với “Ngày Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam”, “Ngày di sản Việt Nam”...; Xây dựng trang web giới thiệu quảng bá về trang phục truyền thống gắn với quảng bá văn hóa các dân tộc thiểu số; Định kỳ tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với các lễ hội văn hóa hoặc các sự kiện của địa phương.

Đề án phấn đấu, 100% học sinh trường dân tộc nội trú các tỉnh, thành phố triển khai mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần và các dịp lễ, Tết, hội. Hỗ trợ 10-15 điểm giới thiệu và bán sản phẩm về trang phục truyền thống.

Đề án cũng đề ra một số nhiệm vụ trong tâm như: Tổ chức khảo sát, đánh giá, tiến hành kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số; Bảo tồn, khôi phục và phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số; Tổ chức tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy và kỹ năng truyền dạy bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số; Tổ chức triển khai mặc trang phục truyền thống tại các trường dân tộc nội trú tỉnh, huyện; Tổ chức truyên truyền, quảng bá và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch...

Bà Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc cho hay, mục tiêu của Đề án nhằm bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu "di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu" góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ngành văn hóa mong muốn đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công nghệ 4.0 đang tạo ra thách thức với công tác bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc thiểu số. Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa, nghệ thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ góc nhìn: Nên áp dụng thành tựu công nghệ 4.0 để lưu giữ, bảo tồn trang phục, từ đó lan tỏa sự biểu đạt đa dạng của trang phục các dân tộc, tạo nên sự tôn trọng bản sắc đa dạng các dân tộc khác nhau.

Đọc thêm

Mùa hành tím ở Quảng Ngãi

Mùa hành tím ở Quảng Ngãi
(PLVN) -  Xã Bình Hải (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) “thủ phủ hành tím” lớn thứ 2 sau đảo Lý Sơn đang vào mùa thu hoạch rộ.

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024
(PLVN) - Dựa trên những kết quả đã đạt được năm 2023 và căn cứ yêu cầu thực tiễn đối với tình hình mới của năm 2024, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra trong những tháng đầu năm 2024.

2 xe khách giường nằm va chạm: 18 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn.
(PLVN) -  Đến khoảng 8h30’ sáng 30/4, cơ quan chức năng bước đầu xác định có 18 người thương vong trong vụ tai nạn giữa 2 xe khách xảy ra vào khoảng 3h sáng cùng ngày, tại quốc lộ 25 đoạn giao nhau với đường Hồ Chí Minh (tuyến tránh qua huyện Chư Sê, Gia Lai).

Hải Phòng phát triển theo hướng 'Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh'

Phối cảnh Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn.
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành TP Cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa. Là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á...

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Ly hôn khi bị bạo lực gia đình - Có đang 'gặp khó'?

Ngôi nhà bình yên - nơi nạn nhân của nạn bạo hành gia đình tìm đến để được hỗ trợ. (Ảnh minh họa. Nguồn: vwu.vn)
(PLVN) - Thực tế từ Ngôi nhà bình yên, nơi tiếp nhận phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình cũng như thực tiễn xử lý đơn thư của phụ nữ gửi đến Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho thấy, pháp luật về hôn nhân gia đình hiện hành đã và đang tồn tại một số bất cập, khiến phụ nữ dễ rơi vào nguy cơ mất an toàn khi họ muốn giải thoát khỏi cuộc hôn nhân bị bạo lực gia đình đe dọa.

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

Vụ chìm sà lan trên biển Quảng Ngãi: Dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích

Các lực lượng chức năng đã nỗ lực tìm kiếm trong 4 ngày nhưng không có phát hiện mới. (Ảnh: BĐBP tỉnh Quảng Ngãi)
(PLVN) -  Ngày 28/4, Đại tá Trần Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau hơn 4 ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng không có phát hiện mới, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định rút các tàu ở hiện trường, dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích trên biển.