Để thực sự là Chính phủ phục vụ nhân dân

Để thực sự là  Chính phủ phục vụ nhân dân
(PLO) - Tại hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cần rút ra những bài học, kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành từ những vụ việc xảy ra thời gian qua. Các cấp chính quyền phải quan tâm xử lý thật tốt những lo lắng, băn khoăn của người dân để thực sự là Chính phủ phục vụ nhân dân.

Quan tâm xử lý tốt lo lắng của dân

Chiều 30/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016. 

Thủ tướng phát biểu, nền kinh tế đã đi được nửa chặng đường của năm 2016, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Chính phủ đã ban hành kịp thời 49 nghị định trên tinh thần đổi mới, nâng cao chất lượng văn bản, giải phóng sức sản xuất của người dân và doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Tinh giản biên chế hơn 1.000 trường hợp chưa đúng đối tượng

Báo cáo với Thủ tướng về kết quả tinh giản biên chế trong 6 tháng năm 2016, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, có 18 bộ, ngành và 61 tỉnh, thành đã tinh giản 10.004 người, nếu tính tổng cộng từ năm 2015 và năm 2016 đến nay chúng ta đã tinh giản được 15.779 người. Trong đó có những bộ, ngành tinh giản tương đối tốt như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 301 người, Bộ Tài nguyên và Môi trường 164 người, các tỉnh Thanh Hóa  571 người; Nghệ An 655 người; Hà Giang 364 người;  Quảng Nam 391; Sơn La , Cao Bằng giảm 311 người. Trong năm 2016, các đơn vị khối đảng giảm 472 người, đơn vị hành chính cấp huyện trở lên giảm 1.312 người.

Cũng theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: “Thời gian qua, việc tinh giản ở các địa phương, bộ, ngành  còn một số trường hợp không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn. Trong tổng số 15.779 người thì có 1.356 trường hợp không đúng đối tượng tinh giản”. 

Trước thực tế này, Bộ trưởng đề nghị các địa phương cố gắng giao nhiệm vụ cho các Sở Nội vụ và Vụ tổ chức làm đúng theo hướng dẫn Nghị định 180 của Thủ tướng Chính phủ. Như hiện nay, việc tinh giản biên chế sai sót còn khá cao.

Tỷ lệ tinh giản biên chế được giao năm 2015 công chức cấp huyện, tỉnh trở lên chỉ có 277.000, công chức cấp xã 256.00 và viên chức sự nghiệp 2 triệu 273 nghìn, tổng cộng hơn 2,6 triệu người. Trong 2 năm 2015-2016 chúng ta mới chỉ tinh giản 15.779 người. “Tính bình quân mỗi năm giảm 1,5% thì con số này còn thấp, mà phải tinh giản 40.000 người/năm” – Bộ trưởng tính toán.

Bộ trưởng Nội vụ đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương, bộ, ngành tích cực thực hiện theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, tăng tốc độ giảm biên chế.

Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết 6 tháng, tăng trưởng GDP đạt 5,52%, thấp hơn so với cùng kỳ, Thủ tướng đã nêu hàng loạt vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

Có phải do nông nghiệp gặp hạn hán, nhiễm mặn nặng nề ở Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung bộ, làm mất đi 1,3 triệu tấn thóc và tăng trưởng âm trong nông nghiệp?

Giải ngân còn thấp, mới đạt 26% so với kế hoạch là do đâu?

Thu ngân sách địa phương đạt khá nhưng thu ngân sách Trung ương đạt thấp, dẫn tới bội chi ngân sách, gây khó khăn trong điều hành tài chính ngân sách.

Vừa qua, Chính phủ đề ra một số chủ trương để sản xuất kinh doanh phát triển tốt hơn thì đến nay đã vào cuộc sống hay chưa?

Các Nghị quyết 01, 19, 35 về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp đã thực sự được các cấp chính quyền quán triệt, triển khai đến đâu? Vấn đề khởi nghiệp trong toàn dân, nhất là trong lớp trẻ, đã được triển khai như thế nào?

“Chúng ta cần tự hỏi bộ máy của chúng ta đã phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp hay chưa?”, Thủ tướng nêu câu hỏi và tiếp tục lưu ý những kinh nghiệm, bài học nào trong công tác chỉ đạo, điều hành cần rút ra từ những vụ việc xảy ra gần đây.

Nguyên nhân hiện tượng cá chết bất thường ở một số tỉnh miền Trung đã đến thời điểm công bố và đúng như lời hứa, Chính phủ sẽ công bố nguyên nhân và những biện pháp đã triển khai để xử lý vấn đề này, Thủ tướng cho biết.

Đồng thời đặt vấn đề rút ra bài học trong công tác quản lý môi trường. Hay như bài học từ tình trạng phá rừng nghiêm trọng ở Tây Nguyên, sự cố máy bay rơi vừa qua và mới nhất là việc ngày mai, hơn 800.000 thí sinh bắt đầu thi tốt nghiệp THPT 2016.

Đó là những lo lắng, băn khoăn của người dân mà các cấp chính quyền phải quan tâm xử lý thật tốt, để thực sự là Chính phủ phục vụ nhân dân, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ, các địa phương tập trung thảo luận về vấn đề kỷ cương, phép nước còn chưa nghiêm và các biện pháp chấn chỉnh như ban hành chỉ thị hay văn bản quy phạm pháp luật chấn chỉnh tình trạng này.

Chúng ta cần trao đổi thẳng thắn, đề cập rõ nguyên nhân chủ quan, đề xuất các giải pháp mạnh mẽ, cụ thể, từ đó tăng cường đoàn kết, phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra cho năm 2016 - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.

Hai nguyên nhân chính làm giảm đà tăng GDP

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tình hình KT-XH 6 tháng qua đan xen cả thuận lợi lẫn khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, xuất khẩu tiếp tục tăng (5,9%), xuất siêu 1,54 tỷ USD, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,7%, bằng 32,9% GDP.

Hơn 54.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 20% về số DN và 51,5% về vốn. Tốc độ tăng GDP quý II/2016 ước đạt 5,55%, cao hơn mức tăng 5,46% của quý I/2016, tuy nhiên thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2015 là 6,47%. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 5,52%, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2015 là 6,32%.

Theo Bộ KH&ĐT, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016  Trong khi, tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ đạt tương đương của cùng kỳ năm trước.

Bộ KH&ĐT cũng nhìn nhận, sức ép lạm phát ảnh hưởng đến điều hành vĩ mô, nhất là chính sách tài chính, tiền tệ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đã tăng 2,35%, gấp gần 5 lần so với năm 2015, chủ yếu do tác động của các quyết định hành chính thông qua các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Sức ép tăng giá còn lớn do giá dầu thô dự báo tăng, giá lương thực tăng và việc điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình.

Theo Bộ KH&ĐT, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm nay đạt 6,7%, thì 6 tháng cuối năm kinh tế cần tăng trưởng 7,6%. Đây là mức tăng trưởng khá cao, đặc biệt trong bối cảnh tình hình hiện nay không còn dư địa trong việc nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khóa trong 6 tháng cuối năm. Việc tăng trưởng kinh tế suy giảm sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về bội chi, nợ công và nợ Chính phủ đến cuối năm 2016, khiến có thể vượt trần cho phép.

6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 6 tháng tăng 1,72%. Lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 8,07% so với tháng 12/2015. Sau sự kiện “Brexit”, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và chỉ số chứng khoán đều có biến động, nhưng đến nay đã dần ổn định trở lại. Nửa đầu năm, nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Về chỉ tiêu thu ngân sách, nửa đầu năm ước đạt 476,8 nghìn tỷ đồng, bằng 47% dự toán, thấp hơn tiến độ thu cùng kỳ năm trước đạt 49%. Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 562,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán năm.

Tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm đạt khoảng 618 nghìn tỷ đồng, bằng 32,9% GDP và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt thấp, chỉ tăng 5,9%, thấp nhất so mức tăng cùng kỳ 6 năm qua và thấp hơn nhiều so với mục tiêu cả năm tăng 10%. Tăng trưởng thấp có một phần nguyên nhân từ việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư công đạt thấp, gồm cả vốn trái phiếu Chinh phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm, Bộ KH&ĐT cho rằng, cần thực hiện tốt Nghị quyết số 01 năm 2016, Nghị quyết số 19 năm 2016 và Nghị quyết số 35 năm 2016 của Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Song song với đó là thực hiện mạnh mẽ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; thực hiện tốt các nhiệm vụ tài chính ngân sách.

Thủ tướng và lời hứa tháng 6

Ngay sau khi có thông tin về hiện tượng hải sản chết bất thường, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng đã vào thị sát, kiểm tra tình hình tại Hà Tĩnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan bám sát tình hình, khẩn trương tích cực hỗ trợ ổn định cuộc sống người dân, bảo đảm an ninh, trật tự và huy động các cơ quan chức năng, các nhà khoa học trong nước và cả quốc tế tìm nguyên nhân, xác định đối tượng gây ra sự cố trên tinh thần khách quan, khoa học, chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, sớm công bố trước nhân dân. Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành mời tư vấn độc lập trong và ngoài nước phản biện trước khi kết luận chính thức, thể hiện thái độ cương quyết nhưng bảo đảm tính khách quan, khoa học, thuyết phục, chặt chẽ về mặt pháp lý đối với vấn đề đang được cả xã hội quan tâm.

Thực hiện sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các cơ quan chức năng đã tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, bảo đảm khách quan, khoa học, chặt chẽ, đúng pháp luật. Đến nay đã xác định được nguyên nhân và đối tượng chịu trách nhiệm, công bố trước nhân dân đúng như lời hứa là trong tháng 6. Việc Chính phủ cam kết công bố nguyên nhân sự cố trong tháng 6 và đã thực hiện đúng lời hứa sẽ củng cố niềm tin và sự yên tâm không chỉ cho ngư dân miền Trung mà còn nhân dân cả nước, cho thấy Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm, sâu sát đối với các vấn đề dân sinh; hành động trên tinh thần thượng tôn pháp luật, khách quan, khoa học; nói đi đôi với làm; tất cả vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.