Đề thi mở không có nghĩa là... lố

Đề thi mở không có nghĩa là... lố
(PLO) -Yêu cầu học sinh nhập vai Chi Pu để viết tự sự; viết cảm nhận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền..., đang gây xôn sao dư luận suốt tuần qua. Bởi thị phi của giới giải trí và những ồn ào về chữ cải cách, đặc biệt, đa phần là bày tỏ sự khiếm nhã với một vị giáo sư đã lớn tuổi, là điều không nên kéo học sinh vào cuộc…
 

Chi Pu là ai? Không phải ai cũng biết nếu không bận tâm tới showbiz (giới giải trí), vậy nhưng đề thi giữa học kỳ I môn Ngữ văn khối 10 Trường THPT Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) lại bắt học sinh viết tự sự về Chi Pu. Đề có 2 phần, riêng phần này chiếm đến 7,0 điểm.

Ở đây, chưa nói tới chuyện “Chi Pu là ai”, tầm ảnh hưởng của nghệ sỹ với cộng đồng ra sao? Nếu như lùm xùm giữa cô ấy với các nghệ sỹ là điều đẹp đẽ đã đi một nhẽ. Ở đây là những hiềm khích, công kích, tất cả đều không chịu nổi khi nghe cô ấy thỏa ước mơ làm ca sỹ với giọng hát được ví như “em gái của Lệ Rơi” (một tên tuổi tự xưng, hát tệ nhưng tự tin tới nổi tiếng… như cồn vài năm trước đây). Và sự “nổi tiếng” thảm họa ấy luôn không phải là tiêu chí, là cái đẹp để hướng tới trong một đề thi văn học chiếm phần lớn điểm thi của bài thi. Và càng không nên kéo các em vào cuộc, cụ thể là vào vai Chi Pu để tự sự trước những thị phi, hoặc lợi dụng thị phi để nổi tiếng hoàn toàn chủ ý, chứ không phải sự bất đắc dĩ nổi tiếng bởi tai tiếng…

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên làng giải trí được đưa vào đề văn. Trước đó, khoảng tháng 2/2017, đề thi môn Ngữ văn lớp 11 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc yêu cầu học sinh chỉ ra thông điệp đoạn trích trong bài hát “Lạc trôi” của nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP. Đề thi trích dẫn một phần lời bài hát với câu hỏi liên quan phương thức biểu đạt của văn bản, tìm từ Hán Việt trong đoạn trích. Đề bài còn yêu cầu học sinh hiểu thế nào về hai câu “Bâng khuâng mình ta lạc trôi giữa đời/Ta lạc trôi giữa trời”… Dường như lần này, đề thi đã lạc hướng hoàn toàn. Dù cho rất có thể hiểu, giáo viên ra đề muốn các em hướng tới sự vững vàng trước những đam mê và khát  vọng, mặc cho mọi sự chê cười. Nhưng chí ít, nghệ sỹ đó phải có tài năng và sự khác biệt chứ không phải nổi tiếng trên sự tai tiếng thị phi…

Sau khi Chi Pu “lạc trôi” vào đề thi Ngữ văn gây bức xúc, đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Trường THPT Chợ Gạo (Tiền Giang), có câu: “Luật Giáo dục” viết là “Luật Záo Zụk”, “Ngôn ngữ” viết là “Qôn Qữ”, “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt”... là cách cải tiến chữ viết tiếng Việt mà tác giả Bùi Hiền đề xuất gần đây, gây xôn xao trong dư luận. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị trong một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về đề xuất này”. Còn đề thi lớp 12 Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) yêu cầu: “Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về “Đề xuất cải tiếng bảng chữ cái “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” của PGS.TS Bùi Hiền, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về đề xuất ấy”.

PGS-TS Bùi Hiền đã 83 tuổi, từng là Phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ, dành nửa cuộc đời nghiên cứu tiếng Việt. Đề xuất của ông mới chỉ là bài tham luận in trong kỷ yếu hội thảo khoa học, dù có thể gây ý kiến bất đồng nhưng không vì thế mà đem ra để cho các em học sinh bàn luận vấn đề mà ngay cả thầy cô cũng không hiểu. Đồng ý là bàn về sự trong sáng của tiếng Việt nhưng thi nghị luận xã hội về nguyên tắc, chỉ yêu cầu học sinh bàn luận, phát biểu quan điểm về những vấn đề mà các em đã hiểu rõ; những vấn đề mới cần được thuyết minh đầy đủ. Ở đây, ngay tác giả Bùi Hiền cũng lên tiếng, rằng ông không thấy vui khi nghiên cứu còn dang dở của ông lại đưa vào đề thi như vậy… Và nếu các em chưa thật sự hiểu tường tận vấn đề, rất có thể các em sẽ đồng loạt miệt thị một công trình nghiên cứu cá nhân của một vị giáo sư cao tuổi, một đời tận tụy với nghề…

Không thể phủ nhận, những năm gần đây dạng đề thi “mở” đã giúp học sinh không thờ ơ với đời sống, thời cuộc. Thế nhưng, “mở” như thế nào thì đích cuối cùng vẫn là hướng tới chân - thiện - mỹ, là những vẻ đẹp, những quan điểm đúng đắn, chứ không thể cứ vấn đề nào “ồn ào, dậy sóng” cộng đồng mạng, bất kể tốt xấu đều có thể đưa vào môi trường học đường, gây phản cảm tới vậy… 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.