Đề thi minh họa THPT quốc gia 2020 “dễ thở”

Đề thi minh họa năm 2020 không gây sốc cho thí sinh  (ảnh minh họa).
Đề thi minh họa năm 2020 không gây sốc cho thí sinh (ảnh minh họa).
(PLVN) - Là cơ sở cho khoảng 900.000 học sinh lớp 12 ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2020,  đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2020 được Bộ GD-ĐT đánh giá là đã bám sát yêu cầu tinh giản. Thế nhưng, trước tình hình dịch bệnh kéo dài, thí sinh vẫn lo lắng ảnh hưởng lớn đến học và ôn thi học kỳ II năm học này...

Định hướng ôn tập cho học sinh, giáo viên

PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên học kỳ II của học sinh bị ảnh hưởng rất lớn.

Trước lo lắng của cả triệu học sinh lớp 12, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu sớm công bố đề minh họa các môn thi THPT quốc gia 2020. Việc công bố đề tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2020 là điều cần thiết trong tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp và học sinh chưa thể đến trường.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi minh họa gồm tất cả các môn thi THPT quốc gia: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Sinh học, Hóa học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân và các môn ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức).

Đề thi tham khảo này sẽ giúp cho học sinh, giáo viên, nhà trường có định hướng học tập, ôn tập chủ động, để học sinh chuẩn bị được tâm thế tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia tới đây.

Nội dung đã được tinh giản không đưa vào đề thi minh họa, những nội dung không tinh giản ở học kỳ I sẽ được đưa vào đề thi như bình thường.

Ông Trinh nhấn mạnh: “Trong đề thi tham khảo chúng tôi cũng có những tính toán để xây dựng đề thi phù hợp với nội dung đã tinh giản và mặt khác phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học trong thực tế hiện nay ở tất cả các địa phương trong cả nước để không làm khó, không gây sốc với giáo viên và học sinh trong cả nước.

Do đó, các nhà trường, đặc biệt là giáo viên và học sinh phân tích kỹ đề tham khảo để từ đó xác định được nội dung nào cần chú trọng nhiều hơn để đảm bảo dạy học đầy đủ kiến thức theo tinh thần tinh giản chương trình, không cắt bỏ chương trình một cách cơ học để ảnh hưởng đến học sinh”.

Không dễ lấy điểm cao 

Về vấn đề phân bổ nội dung kiến thức bài thi Khoa học Xã hội thì mỗi môn thi thành phần Địa lí; Lịch sử và Giáo dục công dân vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 60 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD-ĐT đã công bố.

Trong đó, 90% câu hỏi vẫn thuộc chương trình lớp 12, 10% câu hỏi thuộc lớp 11. Phần lớn câu hỏi lớp 12 thuộc chương trình học kì I. Đề thi không xuất hiện những câu hỏi thuộc phần tinh giản.

Về độ khó của các bài thi thành phần: 70% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, 30% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao. Các câu ở mức độ Nhận biết chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, một số ít rơi vào lớp 11. 

Nhận định về môn thi Khoa học Tự nhiên, các thầy cô Tổ Tự nhiên phân tích: Mỗi môn thi thành phần (Vật lí, Hóa học và Sinh học) vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 60 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD-ĐT đã công bố.

Trong đó, 90% câu hỏi vẫn thuộc chương trình lớp 12, 10% câu hỏi thuộc lớp 11. Riêng môn Hóa học, do đặc thù môn học nên chỉ có 15% câu hỏi thuộc lớp 11, còn lại 85% câu hỏi thuộc lớp 12. Các câu hỏi thuộc lớp 12 phần lớn nằm ở chương trình học kì I. 

Nhận xét về môn Ngữ văn, đề tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 nhìn chung không có thay đổi so với các năm trước. Kiến thức và kỹ năng được kiểm tra không vượt ra ngoài nội dung chương trình được điều chỉnh theo hướng tinh giản mà Bộ GD-ĐT mới công bố gần đây.

Theo TS Trịnh Thu Tuyết, nếu đề thi Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 bám sát mô hình đề tham khảo, học trò sẽ rất thuận lợi về tâm thế cũng như kiến thức, kỹ năng đã được ôn luyện.

Tuy nhiên, TS Trịnh Thu Tuyết cũng nêu đề xuất: Trong đề thi chính thức, Ban ra đề lưu tâm việc diễn đạt chặt chẽ hơn các câu lệnh, tránh gây hoang mang cho học trò.

Cũng theo nhận định của tổ Toán thì đề thi vẫn bao gồm 50 câu hỏi với thời gian làm bài 90 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD-ĐT công bố.

Trong đó, 90% câu hỏi (45 câu) thuộc chương trình kỳ I của lớp 12; 10% số câu hỏi (5 câu) thuộc chương trình lớp 11 thuộc các chương sau: Tổ hợp - xác suất; cấp số cộng - cấp số nhân; hình không gian (tính khoảng cách - tính góc).

Nhận định chung của tổ Toán, đề tham khảo không xuất hiện các câu hỏi quá khó, nhưng để lấy được điểm cao cũng không phải là dễ dàng. Điều này là phù hợp với mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia nói chung, cũng như kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 nói riêng.

Đề Tiếng Anh được tổ Tiếng Anh của hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định có cấu trúc đề tương đương với đề thi THPT quốc gia 2019.

Nội dung các câu hỏi trong đề tham khảo thuộc chương trình lớp 11 và lớp 12, trong đó tập trung chủ yếu vào lớp 12 (90%). Chủ đề các bài đọc nằm trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 11 và 12, bao gồm: Family life, Higher education và Environment.

Cô Hoàng Xuân, giáo viên luyện thi trực tuyến tại Hà Nội, thành viên nhóm giáo viên X-team, kênh dạy tiếng Anh trực tuyến nổi tiếng trên Youtube khẳng định, nhìn chung, đề tham khảo tiếng Anh THPT quốc gia mà Bộ GD-ĐT vừa công bố có phần “dễ thở” hơn so với đề thi chính thức 2019.

So sánh với đề thi chính thức năm 2019, theo cô Hoàng Xuân, ngoài việc các dạng bài vẫn giữ nguyên so với đề thi chính thức năm 2019, thì có một số chủ điểm ngữ pháp cũng được giữ nguyên.

70% câu hỏi thuộc kiến thức cơ bản

TS Sái Công Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), Trưởng ban điều hành xây dựng đề thi tham khảo THPT quốc gia năm 2020, đã có những lưu ý thí sinh trong kì thi năm nay.  

Các câu hỏi trong tất cả đề thi đều không nằm trong nội dung kiến thức đã được tinh giản thuộc chương trình học kỳ 2 của lớp 12, năm học 2019 - 2020.

Các câu hỏi thuộc nội dung kiến thức của học kỳ này cũng chỉ còn ở cấp độ nhận biết và thông hiểu, giảm toàn bộ những câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao.

Về định dạng và cấu trúc đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020 có độ khó “thấp” hơn so với đề thi tham khảo và cả đề thi chính thức năm 2019.

Trong đó, khoảng 70% câu hỏi thuộc nội dung kiến thức cơ bản; 20% câu hỏi mức độ vận dụng và 10% câu hỏi ở mức vận dụng cao. Nội dung đề thi chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, có một phần nhỏ kiến thức của nội dung chương trình lớp 11.

Với sự điều chỉnh về định dạng, cấu trúc giảm độ khó của đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020, học sinh lớp 12 nên tận dụng tối đa thời gian để học tập và ôn luyện thật chắc kiến thức cơ bản, từ đó “ăn điểm” tối đa 70% câu hỏi của toàn bài.

Từ chương trình tinh giản và đề thi tham khảo cho thấy các nội dung còn lại trong chương trình học kỳ 2 lớp 12 hầu hết là kiến thức cơ bản, học sinh có thể tự tin tiếp thu, ôn luyện qua nhiều hình thức học tập khác nhau và rất thuận lợi cho phương thức dạy - học qua internet, trên truyền hình.

Do đó, học sinh cần vừa tự rà soát, hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương trình THPT, tập trung chủ yếu vào nội dung chương trình lớp 12; vừa cố gắng tận dụng tối đa các bài giảng qua internet và truyền hình để nắm bắt và lĩnh hội đầy đủ các kiến thức phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia.

Ngoài bài giảng trên truyền hình của các đài phát thanh - truyền hình địa phương, học sinh nên theo dõi thêm các chương trình dạy học và ôn tập kiến thức trên đài tỉnh khác và kênh truyền hình giáo dục quốc gia (VTV7) với các nội dung do Bộ GD-ĐT phối hợp thực hiện.

Ngoài ra, học sinh nên xây dựng kế hoạch ôn tập với các chuỗi kiến thức được sắp xếp theo chủ đề, bám sát chương trình lớp 12 và những nội dung kiến thức có tính kế thừa từ lớp 10, lớp 11.

Việc ôn tập các chủ đề có thể hệ thống hóa qua các mô hình, sơ đồ để có tính xâu chuỗi các mạch kiến thức, giúp bao quát và dễ hình dung.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.