Để nông thôn trở thành nơi đáng sống, nơi quay về

(PLVN) -  Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, mục tiêu cuối cùng của Chương trình xây dựng nông thôn mới là làm sao nông thôn là nơi mà chúng ta đáng sống, nơi chúng ta đáng tìm đến và nơi chúng ta quay về.

Trong phiên họp sáng 27/7, chia sẻ với Quốc hội áp lực khi ngành giữ vai trò điều phối một chương trình phủ trên diện rất rộng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan bày tỏ sự đồng tình trước nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, mục tiêu cuối cùng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là làm sao nông thôn là nơi mà chúng ta đáng sống, nơi chúng ta đáng tìm đến và nơi chúng ta quay về.

Ông nhắc lại hình ảnh xúc động những ngày COVID vừa rồi, hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người từ các thành thị trở về nông thôn để tránh dịch, điều đó nói lên một cảm xúc cho chúng ta về nông thôn trong thời gian sắp tới.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan báo cáo, làm rõ về Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan báo cáo, làm rõ về Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Một lần nữa đánh giá Chương trình trong giai đoạn 2016-2020 đã tổng kết đem lại những kết quả “to lớn, toàn diện và mang tính lịch sử”, Bộ trưởng Hoan tập trung giải trình hai vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm là sự trùng lắp của cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và cơ cấu ngân sách dành cho Chương trình.

Theo đó, sau khi làm việc lại với hai Bộ trưởng phụ trách hai Chương trình kia, các Bộ trưởng đã báo cáo trước Quốc hội sẽ không để trống các xã nông thôn mới, tức là Chương trình nông thôn mới phải phủ kín tất cả 63 tỉnh, thành, không để trống bất kỳ một địa phương nào. Nếu có chồng lấn thì mang tính chất tích hợp thêm những giá trị, nhất là những địa bàn khó khăn thì tạo thêm những giá trị để vượt qua.

Còn về cơ cấu ngân sách, nhất là đại biểu địa phương mong muốn rằng cơ cấu của Trung ương nhiều, cơ cấu của các địa phương giảm đi, do trong điều kiện các địa phương huy động các nguồn lực trước ảnh hưởng của dịch bệnh rất khó khăn. Bộ trưởng Hoan cho hay, vấn đề này Chính phủ đã cân nhắc và báo cáo Thường vụ Quốc hội trong điều kiện ngân sách Trung ương cũng đang ở tình trạng khó khăn do COVID thì chúng ta sẽ tạm chấp nhận cơ cấu đó. Trường hợp nguồn thu ngân sách tốt hơn, Chính phủ sẽ trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tăng thêm nguồn lực.

Để giải quyết những bất cập của Chương trình giai đoạn trước, theo Bộ trưởng Hoan, bên cạnh tiếp tục phát triển hạ tầng để tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với các tiện ích của đô thị, Chương trình giai đoạn tới sẽ chú trọng hơn những phần mềm, những giá trị mới.

Cụ thể là phải gắn kết được, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp với Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó cơ cấu lại nông nghiệp chính là động lực để xây dựng nông thôn mới là nền tảng và nông dân là chủ thể trong ba trụ cột nông nghiệp – nông thôn – nông dân.

Thứ hai là những giá trị mới, như xây dựng bản sắc văn hóa, hồn cốt của nông thôn chúng ta. Cuối cùng, rút kinh nghiệm Chương trình lần trước, có lẽ chính đội ngũ ở lãnh đạo ở xã, nhóm lãnh đạo ở xã mới quyết định sự thành công để chuyển hóa được những phần mềm, những vấn đề mới vào.

“Bởi vì cán bộ huyện xuống rồi về, cán bộ tỉnh xuống rồi về, cán bộ trung ương xuống rồi về, ai là người gần gũi, thường xuyên hằng sáng hay ra đồng, buổi chiều, buổi tối cùng ngồi với bà con để thấu cảm với bà con, tìm những điểm nghẽn, điểm khó trong sản xuất, trong kinh doanh, trong kết nối thị trường với bà con để thay đổi những tập quán của bà con? Tôi nghĩ rằng sắp tới chúng tôi cũng sẽ có một chương trình tập huấn riêng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã để tiếp cận được những giá trị mới của Chương trình”, Bộ trưởng Hoan phân tích.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...