Đề nghị xác lập sở hữu toàn dân với tài sản tài trợ trong phòng, chống dịch COVID

Đại biểu Tráng A Dương.
Đại biểu Tráng A Dương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại phiên họp Quốc hội sáng 29/5, nhiều ý kiến đã bày tỏ sự quan tâm đến việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, có đại biểu đề nghị xác lập sở hữu toàn dân đối với những tài sản tài trợ trong phòng, chống dịch COVID-19.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng nay (29/5), Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Tráng A Dương (Đoàn Hà Giang) đánh giá cáo Báo cáo của Đoàn giám sát về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Báo cáo đã tổng hợp khách quan, giúp đại biểu có thông tin toàn diện.

Góp ý về những khó khăn trong sử dụng nguồn lực trong phòng chống dịch, đại biểu Tráng A Dương cho rằng, công tác tiêm chủng vaccine không chủ động nguồn vaccine nên địa phương không chủ động trong tổ chức thực hiện. Việc thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai khi được phân bổ vaccine trong thời gian rất ngắn, gây khó khăn trong việc huy động nguồn lực để thực hiện, không có phác đồ tiêm chủng vaccine nên không biết phải tiêm bao nhiêu mũi vaccine. Về việc tiếp cận vaccine còn chậm, muộn nên nhiều người sau khi tiêm mũi 1 mà không có vaccine để tiêm mũi 2…

Đặc biệt, Đại biểu Dương đã chỉ rõ nhiều khó khăn trong việc xác lập sở hữu toàn dân đối với tài sản được tài trợ trong phòng chống dịch. Vì vậy, Đại biểu Tráng A Dương đề nghị Quốc hội quy định rõ trong Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc giao Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Y tế khẩn trương hướng dẫn ngay việc xác lập sở hữu toàn dân đối với những tài sản tài trợ trong phòng, chống dịch COVID để quản lý, sở hữu, sử dụng, nhất là đối với các cơ sở y tế, xác định tính giá dịch vụ và thanh toán bảo hiểm y tế. Đồng thời, đề nghị Chính phủ công bố tình trạng dịch COVID, chỉ đạo Bộ Y tế hướng dẫn chuyên môn về quản lý, sử dụng vaccine, nhất là phác đồ tiêm chủng, hệ số hao chi phí vaccine.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 5 sáng 29/5. ảnh 1

Quang cảnh Kỳ họp thứ 5 sáng 29/5.

ĐBQH Nguyễn Thị Yến Nhi (Đoàn Bến Tre) cho rằng, dịch COVID-19 tạo ra những hoàn cảnh chưa có tiền lệ, nhiều vấn đề phát sinh chưa có quy định, hoặc nếu có sự hướng dẫn cũng chưa được thống nhất, đồng bộ… Do vậy, theo Đại biểu, việc giải quyết tại thời điểm hiện tại cũng phải đặt trong bối cảnh này để có hướng xử lý sao cho phù hợp.

Đại biểu dẫn chứng ở địa phương trong quá trình phòng, chống dịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ có nhiều văn bản hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí vận động, trong đó có cho phép đối với các tỉnh có dịch bệnh phức tạp thì ưu tiên kinh phí vận động cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương, chỉ ngoại trừ nguồn ủng hộ có ghi rõ mua vaccine và sau đó sẽ nộp số tiền còn lại về cho Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID- 19 của Trung ương và thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã sử dụng nguồn kinh phí vận động này để ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương và từng nội dung sử dụng, phân bổ kinh phí phòng, chống dịch đều có báo cáo xin ý kiến và trình cho Thường trực Tỉnh ủy để phê duyệt.

Tuy nhiên, qua kết luận của Kiểm toán Nhà nước vừa qua, căn cứ theo hướng dẫn của Chính phủ, Kiểm toán cũng đã yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phải nộp về Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID -19 Trung ương toàn bộ số tiền theo mức 80% tổng số tiền vận động cho công tác phòng, chống dịch.

Trong khi nguồn kinh phí vận động này của tỉnh đã chi cho công tác phòng, chống dịch, hiện chỉ còn ít cũng không thể nộp đủ theo đề nghị của Kiểm toán Nhà nước. Theo Đại biểu, nhiều tỉnh khác cũng rơi vào tình trạng tương tự, gặp khó khăn trong vấn đề này. Từ đó, Đại biểu Nhi đề nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có tổng hợp tình hình chung của các địa phương để phối hợp cùng với Chính phủ có biện pháp tháo gỡ khó khăn này.

Nên xét công bố hết dịch COVID-19

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định) cho rằng nên xét công bố hết dịch COVID-19. Đại biểu phân tích, Việt Nam có thể yên tâm công bố khi đã đủ điều kiện về tỷ lệ bệnh nặng, đạt tỷ lệ bao phủ vaccine rộng, tình hình dịch bệnh trên thế giới đã ổn định. Theo đó, dịch bệnh COVID-19 có thể được chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, tức là tương tự như các bệnh lý chuyên khoa khác. Khi đó, việc chi trả cũng cần thực hiện như những bệnh lý chuyên khoa khác.

Đọc thêm

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 2: Lựa chọn cán bộ 'đúng vai, thuộc bài'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính phải công tâm, khách quan, trọng liêm sỉ. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Theo quy định, những cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật phải hội tụ những người ưu tú, được lựa chọn kỹ càng, nhưng trên thực tế vẫn lọt vào những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất. Do đó, cái gốc vẫn là khâu lựa chọn và quản lý cán bộ. Lựa chọn đúng cán bộ sẽ bảo đảm thành công cho thực hành văn hóa liêm chính khi thừa hành công vụ.

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) từ kinh nghiệm quốc tế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Chủ tịch Hội đồng Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 2/10, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại - kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” nhằm đóng góp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Chiều 1/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và gặp mặt các đồng chí Ủy viên Quân ủy Trung ương, đại biểu Quân đội dự Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII.

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -Ngày 30/9, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc trọng thể sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Dự kiến, Hội nghị sẽ làm việc tới ngày 8/10.

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 1: Khi quyền lực vượt khỏi “lồng” luật pháp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) -Được ví như “thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép” vững chắc để duy trì kỷ luật, kỷ cương của xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, nhưng nhiều cán bộ trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI
(PLVN) - Sáng nay - 01/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với phương châm “Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo”. Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.