Đề nghị trường nghề không tăng học phí năm học 2021-2022

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Bộ LĐTBXH vừa có công văn gửi các Bộ, ban ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc hướng dẫn mức thu học phí trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp năm học 2021-2022, đề nghị các trường nghề không tăng học phí năm học 2021-2022 do dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh, người dân do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và trong khi chờ Nghị định thay thế Nghị định số 86 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, Bộ LĐTBXH đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021.

Bộ LĐTBXH cũng đề nghị các Bộ, ban ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục thực hiện miễn học phí cho các đối tượng theo quy định tại Khoản 2 điều 62 Luật Giáo dục nghề nghiệp (người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa). Đồng thời, các cơ sở giáo dục thực hiện công khai học phí theo quy định.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH), đến tháng 12/2020, cả nước có 1.907 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 400 trường cao đẳng (308 trường công lập), 463 trường trung cấp (230 trường công lập), 1.044 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (689 trung tâm công lập). Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là 1.227 cơ sở (538 trường cao đẳng, trung cấp công lập).

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.