Đề nghị sớm hoàn tất thủ tục để chính thức thành lập Kho dự trữ vật tư y tế khu vực ASEAN

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng chủ trì hội nghị.
(PLVN) - Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng đề nghị sớm hoàn tất các thủ tục để có thể tuyên bố chính thức thành lập Kho dự trữ vật tư y tế khu vực ASEAN tại Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 27 (tháng 9/2020), hoàn tất Quy trình ứng phó chuẩn của ASEAN đối với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp để trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 thông qua. 

Ngày 1/9, trong vai trò Chủ tọa Nhóm công tác liên ngành trực thuộc Hội đồng điều phối ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE), Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng triệu tập Cuộc họp ACCWG-PHE lần thứ 3. 

Cuộc họp được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của các Quan chức ASEAN ba trụ cột Cộng đồng gồm Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội, các kênh chuyên ngành y tế, giao thông vận tải, truyền thông, xuất nhập cảnh…, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực của các nước tại ASEAN, các Phó Tổng Thư ký ASEAN và đại diện Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC).

Cuộc họp đã rà soát các công việc đang triển khai của ASEAN trong hợp tác ứng phó dịch bệnh của ASEAN và chuẩn bị cho Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 27 (tháng 9/2020). 

Các nước đánh giá cao những tiến triển trong hợp tác chống dịch COVID-19 của ASEAN gồm: thành lập Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19 với nhiều cam kết đóng góp của ASEAN và các đối tác, tiến triển tích cực trong lập Kho dự trữ vật tư y tế khu vực ASEAN và xây dựng Quy trình ứng phó chuẩn của ASEAN đối với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, hoàn tất các thành tố chính trong Kế hoạch phục hồi toàn diện ASEAN. 

Các nước cũng chia sẻ quan ngại trước diễn biến phức tạp bởi các làn sóng lây nhiễm mới trên khu vực và thế giới, cho rằng chống dịch COVID-19 phụ thuộc nhiều vào nghiên cứu phát triển vaccine và thuốc điều trị bệnh.

Các nước hoan nghênh đề xuất “Con đường hướng tới phục hồi và hy vọng cho ASEAN” của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN, khẳng định coi trọng sự tham gia, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong kế hoạch phục hồi của ASEAN.

Thúc đẩy triển khai hiệu quả các sáng kiến chính của ASEAN trong ứng phó COVID-19, các quan chức ASEAN nhất trí điều chỉnh các quy định của Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19 để tạo thuận lợi cho các nước đóng góp, hoàn thiện Khung phục hồi toàn diện ASEAN thực chất, hiệu quả với sự tham gia đóng góp của ba trụ cột Cộng đồng, các cơ quan chuyên ngành và cộng đồng doanh nghiệp. 

Cuộc họp cũng nhất trí tăng cường hợp tác cấp quan chức, chuyên gia với các nước đối tác Cấp cao Đông Á (EAS) trong ứng phó COVID-19, ủng hộ đề xuất của Indonesia về thiết lập Hành lang đi lại ASEAN…  

Phát biểu đại diện cho Chủ tịch ASEAN 2020, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng đề nghị các nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy, triển khai các sáng kiến ứng phó, chống dịch bệnh. 

Thứ trưởng đề nghị sớm hoàn tất các thủ tục để có thể tuyên bố chính thức thành lập Kho dự trữ vật tư y tế khu vực ASEAN tại Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 27 (tháng 9/2020), hoàn tất Quy trình ứng phó chuẩn của ASEAN đối với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp để trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 thông qua. 

Đối với Khung phục hồi toàn diện ASEAN, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam đề nghị Ban Thư ký ASEAN sớm hoàn thiện tài liệu, tập trung vào giải quyết những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân hoạt động bình thường trở lại, đồng thời thúc đẩy phục hồi toàn diện và bền vững. 

Cuộc họp nhất trí sẽ để Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, Chủ tọa Nhóm ACCWG-PHE báo cáo Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 27 về các công việc đã triển khai của Nhóm công tác và các khuyến nghị.

• Cũng trong sáng 1/9, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng và Chủ tịch Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN, đã tham dự Hội nghị điều phối Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN lần thứ 12 (ASCCO-12) theo hình thức trực tuyến. 

Hội nghị đã tập trung thảo luận và cho ý kiến về dự thảo báo cáo kiểm điểm giữa kỳ Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) 2025. 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác kiểm điểm giữa kỳ Kế hoạch tổng thể APSC 2025. 

Ghi nhận những tiến triển đáng khích lệ trong tiến trình thực hiện Kế hoạch 5 năm qua, với việc 96% trong tổng số 290 kế hoạch hành động đã được đưa vào thực hiện, Thứ trưởng cũng chỉ rõ những tồn tại, thách thức gặp phải, trong đó có vấn đề bảo đảm chất lượng, hiệu quả thực hiện, khó khăn trong công tác phối hợp giữa các bộ ngành, cũng như hạn chế trong tuyên truyền, quảng bá và nâng cao nhận thức người dân. 

Trước những biến động mới trong cục diện khu vực và thế giới, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam đề nghị Hội nghị cần nhân dịp này thảo luận, xác định những lĩnh vực ưu tiên, dòng hành động mới để bổ sung vào Kế hoạch tổng thể, qua đó bảo đảm hợp tác chính trị-an ninh ASEAN tiếp tục phù hợp và thích ứng hữu hiệu với những thách thức đang nổi lên. 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ về những khó khăn, trở ngại mà ngành mình gặp phải trong quá trình thực hiện Kế hoạch tổng thể APSC và trao đổi các biện pháp tháo gỡ, bao gồm tăng cường phối hợp liên ngành, liên trụ cột và cách thức huy động nguồn lực. 

Trong thời gian tới, các đại biểu cam kết tiếp tục nỗ lực nhằm hoàn tất những biện pháp đã đề ra, đồng thời nhất trí xem xét, xác định các ưu tiên, biện pháp mới để đề xuất bổ sung vào Kế hoạch.   

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan tại Hội nghị, Việt Nam với tư cách nước Chủ tịch ASEAN sẽ phối hợp với Ban thư ký ASEAN hoàn thiện nội dung Báo cáo kiểm điểm giữa kỳ Kế hoạch tổng thể APSC 2025 để trình Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh xem xét, trước khi báo cáo lên Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 tháng 11/2020.

Đọc thêm

Chaebol - trụ cột lâu đời của nền kinh tế Hàn Quốc ra đời và phát triển như thế nào?

Samsung luôn giữ vị thế chaebol hàng đầu tại Hàn Quốc. (Ảnh: mekongasean.vn)
(PLVN) - Là trụ cột lâu đời của nền kinh tế thần kỳ Hàn Quốc, các chaebol là những tập đoàn lớn do gia đình điều hành, chiếm phần lớn trong nền kinh tế của xứ sở kim chi. Bắt nguồn từ các từ tiếng Hàn “chae” (sự giàu có) và “bol” (gia tộc), các chaebol bắt đầu hình thành từ sau Thế chiến 2.

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.