Đề nghị bỏ các điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Đây là đề xuất của cộng đồng DN khi góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

Cụ thể, về sửa đổi, bổ sung quy định về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (khoản 1 Điều 1 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL), dự thảo đã có những sửa đổi, bổ sung về chuyên ngành về lữ hành (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL) theo hướng cởi mở hơn so với quy định hiện hành. 

Để giải quyết triệt để vấn đề vướng mắc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – tổng hợp ý kiến của cộng đồng DN – cho rằng, việc sửa đổi cần tập trung xử lý bất cập cốt lõi là điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành liên quan đến người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại Điều 31 Luật Du lịch 2017. 

“Tại thời điểm Luật Du lịch đang ở dạng Dự thảo, VCCI đã có ý kiến về các điều kiện kinh doanh của dịch vụ lữ hành, trong đó có điều kiện của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quy định về điều kiện này là chưa hợp lý và chưa phù hợp với tính chất của điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư” – văn bản của VCCI gửi Bộ VHTTDL nêu rõ.

Lý do mà VCCI đưa ra thời điểm đó là, về mục tiêu quản lý, một trong những mục tiêu quản lý khi yêu cầu trình độ chuyên môn của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được cho là nhằm bảo đảm sự chuyên nghiệp, chất lượng của hoạt động kinh doanh lữ hành. Mục tiêu này không phù hợp với mục tiêu của các điều kiện kinh doanh theo Điều 7 Luật Đầu tư (theo đó điều kiện kinh doanh phải được thiết kế theo hướng nhằm bảo vệ các lợi ích công cộng như an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng liên quan). 

Hơn nữa, từ góc độ kỹ thuật, du lịch lữ hành không phải ngành nghề đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật mà là một dạng dịch vụ xã hội, do đó đào tạo chuyên môn có thể là cơ sở nhưng không phải là điều kiện bảo đảm chất lượng hay tính chuyên nghiệp của dich vụ này. Từ góc độ thị trường, sự chuyên nghiệp hay chất lượng của dịch vụ là vấn đề của thị trường, tự bản thân các DN phải xây dựng nếu muốn tồn tại và phát triển, nhất là trong thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như ngành du lịch.

Trên thực tiễn, trong thời gian qua, khi thi hành Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, rất nhiều DN kinh doanh lữ hành đã phản ánh vướng mắc, bất cập về điều kiện của người phụ trách kinh doanh. Yêu cầu phải có trình độ chuyên môn/chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch đã khiến cho DN gia tăng chi phí và thời gian để đáp ứng điều kiện này, trong khi trên thực tế trước khi Luật Du lịch và Thông tư 06 ban hành, rất nhiều DN du lịch hoạt động hiệu quả mà người phụ trách kinh doanh không cần phải có bằng cấp/chứng chỉ như yêu cầu.

“Vì vậy, để giải quyết triệt để vấn đề vướng mắc trên, trong tương lai khi sửa đổi Luật Du lịch, đề nghị bỏ các điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành” – VCCI đề nghị.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.