Đề nghị bảo đảm các nước được tiếp cận vaccine, thuốc chữa trị Covid-19 nếu nghiên cứu thành công

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc điện đàm.
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc điện đàm.
(PLVN) - Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Chính phủ các nước tiếp tục có các cam kết chính trị để bảo đảm rằng các nước được tiếp cận và đáp ứng nhu cầu sử dụng vaccine và thuốc chữa trị Covid-19 nếu nghiên cứu thành công.

Sáng 3/4 (giờ Hà Nội), Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc điện đàm lần thứ ba với Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand về tình hình dịch bệnh Covid-19. 

Tại cuộc điện đàm, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước cập nhật tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp đang được triển khai tại mỗi nước.

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19, cho biết Mỹ đang tập trung sản xuất các trang thiết bị y tế và sẽ sớm có đủ để phục vụ nhu cầu trong nước, tiến tới hỗ trợ các quốc gia khác; đề xuất các nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc đưa công dân trở về, khẳng định Mỹ sẵn sàng hợp tác với các nước trong vấn đề này. 

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ cảm ơn sự tham gia của các nước vào các cuộc điện đàm hàng tuần, cho rằng đây là kênh thông tin đặc biệt hiệu quả giúp các nước phối hợp chặt chẽ hơn trong cuộc chiến chống dịch covid-19.  

Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cập nhật các biện pháp mới của Chính phủ Nhật như mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài tới từ 73 quốc gia, nâng cao cảnh báo đi lại lên cấp 2 đối với 49 quốc gia; kêu gọi các nước phối hợp để đưa công dân của mình trở về; cho biết ngoài chương trình viện trợ trị giá 136 triệu USD để hỗ trợ các nước đang phát triển và các tổ chức quốc tế (WHO, UNICEF), Nhật Bản đang xem xét có thêm gói hỗ trợ khẩu trang y tế.  

Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cho biết hiện nay Hàn Quốc đã ổn định tình hình; hiện đang tiếp tục hỗ trợ các công dân từ nước ngoài về nước và duy trì các biện pháp phòng dịch như kiểm soát xuất nhập cảnh; đang thúc đẩy hợp tác và viện trợ quốc tế.  

Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cho biết Chính phủ Ấn Độ tiếp tục duy trì lệnh phong tỏa toàn quốc, thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường nhận thức của người dân và ngăn ngừa bệnh lây lan rộng trong cộng đồng. Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh phát triển, sản xuất bộ xét nghiệm. 

Thứ trưởng Ngoại giao Australia gửi lời cảm ơn tới các nước, đặc biệt là Việt Nam và Mỹ đã hỗ trợ đưa công dân Australia về nước; khẳng định việc đưa công dân trở về là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ Australia; cho rằng cần tăng cường chia sẻ thông tin, duy trì các tuyến đường vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa y tế; nêu bật tầm quan trọng của việc khôi phục kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng; cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ một số quốc đảo Nam Thái Bình Dương và một số nước Đông Nam Á.

Thứ trưởng Ngoại giao New Zealand cho biết New Zealand đã bước vào ngày thứ 9 áp dụng lệnh giới nghiêm. 

Chính phủ New Zealand đang triển khai các biện pháp giữ ổn định kinh tế, an sinh xã hội và đảm bảo người dân tuân thủ các quy định giới nghiêm; lên kế hoạch hỗ trợ người nước ngoài có thể tiếp cận các chuyến bay quốc tế để về nước, đồng thời thu xếp hỗ trợ đưa công dân New Zealand về nước. 

Thứ trưởng thường trực Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn lời kêu gọi toàn quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày 30/3 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để tái khẳng định quyết tâm của Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong việc phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh. 

Về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam hiện nay, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn cho biết bên cạnh các biện pháp như đã chia sẻ trong các cuộc điện đàm trước, hiện Chính phủ Việt Nam tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm ngăn bệnh dịch tiếp tục lây lan, trong đó có việc cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày bắt đầu từ ngày 1/4. 

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống bệnh dịch toàn cầu, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn cho biết, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao thường xuyên có các cuộc điện đàm với các đối tác trên thế giới để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp chống lại dịch bệnh. 

Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn đề nghị Chính phủ các nước tiếp tục có các cam kết chính trị để bảo đảm rằng các nước được tiếp cận và đáp ứng nhu cầu sử dụng vaccine và thuốc chữa trị Covid-19 nếu nghiên cứu thành công; đồng thời đề nghị Chính phủ các nước khuyến khích các doanh nghiệp của mình duy trì hoạt động đầu tư sản xuất ở nước ngoài; khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Kết thúc cuộc điện đàm, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước khẳng định sẽ tiếp tục duy trì cơ chế trao đổi thông tin, tăng cường hợp tác quốc tế để phòng, chống dịch bệnh thời gian tới.

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.