Đề nghị bác kháng cáo vụ kiện “Thần đồng đất Việt”

Họa sĩ Lê Linh trong một phiên xử. (Hình: Vnexpress.net)
Họa sĩ Lê Linh trong một phiên xử. (Hình: Vnexpress.net)
(PLVN) - Hôm qua (27/8), VKSND TP HCM đề nghị tòa phúc thẩm công nhận họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất của bốn nhân vật trong truyện “Thần đồng đất Việt”.

TAND TP HCM đang mở phiên xử phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo của Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh (đồng bị đơn) đối với bản án sơ thẩm tuyên họa sĩ Lê Phong Linh (còn gọi là Lê Linh) là tác giả duy nhất của truyện tranh “Thần đồng đất Việt”.

Hôm qua (27/8), nêu quan điểm về vụ án, VKSND TP HCM cho rằng, đối tượng tranh chấp là hình tượng các nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo trên giấy chứng nhận bản quyền tác giả do Cục Bản quyền cấp. Trong khi pháp luật quy định, tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật... Quyền tác giả phát sinh từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất định.

Quá trình xét xử, bà Hạnh thừa nhận ông Linh là nguời trực tiếp vẽ ra các hình tượng nhân vật này. Khi phát hành các ấn phẩm, Công ty Phan Thị đều xác định bút danh Lê Linh là người vẽ phần tranh minh hoạ. “Do đó ông Lê Linh là tác giả duy nhất của hình tượng các nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo. Bà Hạnh cho rằng 4 nhân vật là do bà “định hình trong trí óc sau đó thuê ông Lê Linh thể hiện các ý tưởng ra thế giới bên ngoài nên phải công nhận bà là đồng tác giả” là không đúng”, đại diện VKS nêu quan điểm.

Theo VKS, Công ty Phan Thị ký hợp đồng với ông Lê Linh để sáng tạo hình tượng các nhân vật. Công ty là chủ sở hữu, có quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản như làm tác phẩm phái sinh nhưng không được sửa chữa, cắt xén hình thức thể hiện các nhân vật này dưới bất kỳ hình thức nào. Công ty Phan Thị được sử dụng hình tượng bốn nhân vật này, nhưng không được thay đổi hình thức thể hiện gốc đã được đăng ký ở Cục Bản quyền khi không có sự đồng ý của tác giả Lê Linh. 

Việc Công ty Phan Thị tạo ra và sử dụng các biến thể khác nhau của hình tượng 4 nhân vật này từ tập 79 của “Thần đồng đất Việt” và trên các ấn bản khác đã làm sai lệch so với nội dung thể hiện trong tác phẩm là có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả của ông Linh. Do đó, VKS đề nghị HĐXX bác kháng cáo của Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh.

HĐXX cho biết sẽ nghị án kéo dài và đưa ra phán quyết vào ngày 3/9.

Trong các phiên làm việc trước đó, các bên mất nhiều thời gian tranh cãi về dấu ấn cá nhân trong tác phẩm và quyền làm tác phẩm phái sinh. Đại diện bị đơn, ông Nguyễn Vân Nam cho rằng, họa sĩ Lê Linh không để lại dấu ấn cá nhân trên tác phẩm nên không thể là tác giả. Về việc làm tác phẩm phái sinh, ông Nam cho rằng ông Linh là nhân viên theo hợp đồng của Công ty Phan Thị. Toàn bộ quyền tài sản đã chuyển giao cho công ty này, do đó Phan Thị được quyền làm tác phẩm phái sinh mà không cần sự đồng ý của ông Lê Linh.

Đại diện bị đơn cũng không đồng ý bản án sơ thẩm, yêu cầu HĐXX phúc thẩm bác bỏ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chấp nhận yêu cầu của bị đơn - công nhận bà Hạnh là đồng tác giả và Công ty Phan Thị được phép khai thác các nhân vật.

Về phần mình, họa sĩ Lê Linh đề nghị TAND TP HCM giữ nguyên phán quyết của cấp sơ thẩm. Ông cho biết, tại văn bản gửi Cục Bản quyền không có dòng nào ông công nhận bà Hạnh là đồng tác giả. Từ ý tưởng đến vẽ phác họa đều do một mình ông thực hiện và cung cấp cho tòa các bản phác thảo sơ khai.

Theo họa sĩ, quyền nhân thân không được chuyển giao. Công ty Phan Thị là chủ sở hữu tác phẩm, có quyền làm tác phẩm phái sinh dựa trên hình tượng gốc. Nhưng ở đây Phan Thị làm tác phẩm phái sinh khác với hình tượng gốc nên phải được sự đồng ý của ông.

Tập đầu tiên của “Thần đồng đất Việt” (tác phẩm do họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị thực hiện) ra mắt năm 2002. Ông Lê Linh vẽ các nhân vật trong truyện từ năm 2002 đến năm 2005. Sau tập 78, ông ngừng sáng tác. Các tập tiếp theo do các họa sĩ khác hợp tác với Công ty Phan Thị thực hiện. Sau đó, Lê Linh phát hiện trong hồ sơ đăng ký bản quyền, bà Mỹ Hạnh ghi tên đồng tác giả với ông.

Năm 2007, ông khởi kiện bà Hạnh và công ty ra tòa yêu cầu xác định ông là tác giả duy nhất của bộ truyện, đề nghị Phan Thị không được phép sáng tác những biến thể của nhân vật trong bộ truyện. Trong thời gian Lê Linh theo đuổi vụ kiện, Công ty Phan Thị kiện ngược họa sĩ vì đã sử dụng nhân vật Trạng Tí trong “Thần đồng đất Việt” để sáng tác nhân vật Long Tinh truyện Long Thánh.

Hồi tháng 2, TAND quận 1 công nhận họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất của bộ truyện “Thần đồng đất Việt” và bốn hình tượng nhân vật trong truyện là Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Tòa buộc Công ty Phan Thị chấm dứt việc tiếp tục sáng tác những biến thể của nhân vật; xin lỗi công khai họa sĩ Lê Linh 3 kỳ liên tiếp trên các báo; chịu phí thuê luật sư phía Lê Linh là 15 triệu đồng. 

Công ty Phan Thị và bà Hạnh đã kháng cáo toàn bộ bản án.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Đọc thêm

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.