Để hình ảnh Thủ đô thêm gần gũi với công nhân lao động

Tất cả đều hướng đến chào mừng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Cùng với những phong trào sôi nổi, công nhân, lao động thành phố Cảng có nhiều hoạt động thiết thực.

Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, đâu đâu cũng rực rỡ cờ đỏ, sao vàng, những công trình kiến trúc gấp rút hoàn thành, những hoạt động văn hóa - nghệ thuật đang tập dượt lần cuối chuẩn bị công diễn, những bộ phim lịch sử đang trong giai đoạn hậu kỳ…Tất cả đều hướng đến chào mừng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Cùng với những phong trào sôi nổi ấy, công nhân, lao động thành phố Cảng có nhiều hoạt động thiết thực.

Gameshow dành cho người lao động
Hơn một giờ diễn ra chương trình, các đội chơi phải trải qua ba vòng thi: nghe nhạc đoán tên các ca khúc về Hà Nội, mở các ô cửa kiến thức (tìm hiểu kiến thức hóa 1000 năm Thăng Long - Hà Nội), giải ô chữ…Chương trình được thiết kế đơn giản, dễ chơi, dễ tổ chức, phù hợp với nhiều lứa tuổi sẽ trang bị cho người chơi, người đến xem những kiến thức và nhiều thông tin về Thủ đô Hà Nội. Xuyên suốt chặng đường từ khi Thái tổ Lý Công Uẩn xuống “Chiếu dời đô”, chuyển kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội) năm 1010 được tái hiện sinh động qua hình ảnh và những thông tin ở các vòng thi.

Gameshow “1000 năm Thăng Long-Hà Nội” do Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt-Tiệp tổ chức.
Gameshow “1000 năm Thăng Long-Hà Nội” do Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt-Tiệp tổ chức.

Chị Đặng Tuyết Mai, cán bộ công đoàn Phòng Tổ chức hành chính, Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt - Tiệp cho biết bí quyết để giành thắng lợi: “Từ khi nhận tham gia gameshow, chúng tôi thường xuyên nghe các bài hát, lên mạng internet truy cập các thông tin từ cũ đến mới nhất về Hà Nội. Chẳng hạn những thông tin liên quan đến công trình trong “Tứ đại khí” nước Đại Việt thời Lý-Trần được tạo tác ở Thăng Long, ngôi làng “hai Vua” ở phía Tây Thủ đô, tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô…Ở phần giải ô chữ cũng là vòng về đích, đội chúng tôi cử một người ghi hết các ô chữ hàng ngang, căn cứ vào đó để tìm ra ô chữ gốc. Sau đó phải tinh ý, nhanh mắt, nhanh tay giành lấy quyền trả lời”.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, cán bộ Phòng Dịch vụ, một cổ động viên nhiệt tình vui vẻ: “Đây là cuộc thi giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về lịch sử ngàn năm Thăng Long-Hà Nội. Cuộc thi là sân chơi có ý nghĩa quan trọng đối với công nhân, viên chức, lao động thành phố”.

Những trở ngại khi tổ chức trò chơi
Là người tâm huyết với hoạt động phong trào, trong suốt thời gian diễn ra gameshow do Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt-Tiệp tổ chức, bà Đỗ Thị Gái, Chủ tịch Công đoàn Công ty THNH Đỉnh Vàng liên tục ghi chép những câu hỏi, những đáp án ở các phần thi. Bà cho biết: “Công nhân phải làm việc liên tục trong 8 giờ, muốn có thêm thu nhập phải tăng ca, tăng sản lượng lao động. Số thời gian còn lại dành để sinh hoạt, nghỉ ngơi cho ngày làm việc tiếp theo, nên ít được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, công nhân làm việc trong doanh nghiệp tư nhân, khu công nghiệp hầu hết là thanh niên nông thôn rời làng quê ra thành phố kiếm sống trình độ học vấn, văn hóa không đồng đều. Khi triển khai các cuộc thi về kiến thức lịch sử, hầu hết không nhận được tiếng nói chung giữa ban tổ chức và người chơi. Khi tổ chức, công nhân không trả lời được thì chương trình coi như bị đổ”.
Đây không chỉ là khó khăn ở Công ty TNHH Đỉnh Vàng mà còn là cái khó đối với những người làm công tác công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân, khu công nghiệp, khu chế xuất. Để khắc phục những khó khăn khi tổ chức các trò chơi cho công nhân lao động, theo bà Gái, các chương trình phải vui nhộn, câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, rõ nghĩa, không mang tính đánh đố. Mặt khác, ban tổ chức phải lựa ra những cá nhân, đội ngũ phong trào nòng cốt, tức là tạo điều kiện cho cái “gốc” phát triển. Vì vậy, các cuộc thi, trò chơi này nên mang tính chất tuyên truyền, định hướng tư tưởng là chính chứ không phải để giành giải, còn người lao động chỉ đóng vai trò là cổ động viên và trả lời được nhận giải thưởng”.
Giới thiệu về Thủ đô nghìn năm văn hiến
Là một hoạt động nhằm hướng tới sự kiện trọng đại này, chương trình gameshow được đầu tư khá kỹ lưỡng về nội dung, cách thức thể hiện, đối tượng tham gia cũng như phần mềm kỹ thuật để chạy chương trình.
Anh Nguyễn Thanh Bình, Phó giám đốc Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt - Tiệp, người đưa ra ý tưởng, lên kịch bản và dẫn chương trình gameshow mẫu, cho biết: “Mục đích của những người thành lập chương trình và những người tham gia bày tỏ tình cảm của mình đối với thủ đô nghìn năm văn hiến, với quê hương, đất nước một cách thiết thực nhất. Cùng với các gameshow “Hội thi cán bộ công đoàn giỏi”, “Khúc nhạc vui”, cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về công đoàn” từng được giới thiệu và tổ chức với nhiều đơn vị và công đoàn cơ sở như: Công ty TNHH Đỉnh Vàng, Công đoàn viên chức thành phố, Đoàn Thanh niên khối các cơ quan thành phố, một số đơn vị trong khu công nghiệp Nomura từ cuối năm 2007 đến nay. Gameshow “1000 năm Thăng Long-Hà Nội” là hoạt động văn hóa thiết thực, góp phần tuyên truyền, giáo dục và trang bị kiến thức cho công nhân, viên chức, lao động cấp cơ sở về Thủ đô thân yêu, nhất là khi đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đến gần”.
 

Đông Hải

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.