'Để Đảng mạnh phải mở rộng dân chủ“

 Ảnh: Tuấn Dũng/ Báo Ninh Thuận
Ảnh: Tuấn Dũng/ Báo Ninh Thuận
(PLO) - Hồ Chủ tịch khẳng định: "Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ".
Gần một thế kỷ trôi qua, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Từ một nước nô lệ đã trở thành một nước độc lập. Từ một đất nước bị chia cắt đã thống nhất non sông. Từ một đất nước thuộc địa, nửa phong kiến chúng ta không chỉ giành được độc lập, mà từng bước tiến lên hòa nhập với dòng chảy của thời đại.
Có được những thành tựu đó, Đảng đã là ngọn cờ tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc làm nên chiến thắng.Bài học lịch sử rút ra khi Đảng thực sự dân chủ thì sẽ phát huy được trí tuệ của toàn dân tộc, sẽ tạo được sức mạnh.
Hồ Chủ tịch khẳng định: "Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ". Không những dân chủ trong Đảng mà trong quần chúng nhân dân, phải thường xuyên biết lắng nghe và chịu sự giám sát của quần chúng.
Sau cách mạng tháng Tám, thù trong giặc ngoài tưởng chừng như không thể vượt qua, nhưng bằng trí tuệ, bằng sức mạnh của khối Đại đoàn kết dân tộc những khó khăn dần được đẩy lùi.
Thông qua cách làm dân chủ mà chúng ta đã tập hợp được trí tuệ của xã hội cùng chung tay góp sức vào công cuộc kiến quốc vĩ đại và tự tin bước vào cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
Những nhân sỹ trí thức của chế độ cũ đã được trọng dụng và phát huy trí tuệ. Nhiều trí thức Việt kiều theo Đảng, theo cách mạng, họ từ bỏ nơi phồn hoa đô thị của phương Tây lao vào cuộc kháng chiến đóng góp trí tuệ phục vụ kháng chiến. Hình ảnh các cựu thần trong chế độ cũ, các trí thức từ bỏ văn minh phương Tây cõng ba lô lên chiến khu tham gia kháng chiến là hình đẹp của khối đại đoàn kết toàn dân, là trí tuệ của dân tộc được tập hợp lại và được nhân lên. Chính những yếu tố này quyết định cho thắng lợi của cách mạng.
Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, dân chủ và trí tuệ được kết tinh ở lòng yêu nước. Trí tuệ của Đảng không chỉ ở mấy triệu đảng viên mà còn nằm trong trí tuệ của dân tộc của "nguyên khí quốc gia" những người ngoài Đảng. Sức mạnh của Đảng thực chất là ở sức mạnh quần chúng, sức mạnh của dân tộc. Đảng là người phát hiện và tổ chức.
Dân chủ đều là bước tiến của lịch sử, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Dân chủ và trí tuệ có mối liên hệ biện chứng không thể tách rời. Khi đã có dân chủ sẽ tập hợp và phát huy được trí tuệ. Khi đã có trí tuệ cũng đồng nghĩa phát huy được dân chủ.
Trong quá trình phát triển, không ít lần Đảng vấp phải những sai lầm, khuyết điểm. Đó là lúc chưa thật sự dân chủ, chưa phát huy được trí tuệ.
Khoán 10 là bài học như vậy. Tư duy làm ăn lớn, biến huyện thành "pháo đài" không phù hợp với thực tiễn, kéo lùi phát triển dẫn đến quần chúng nhân dân phải sáng tạo ra cách làm phù hợp. Thành công của Đảng chính là biết phát hiện biết lắng nghe.
Cải cách ruộng đất là bài học lớn trên con đường phát triển. Vì chưa tập hợp được trí tuệ, chưa xuất phát từ thực tiễn Việt Nam nên để xẩy ra sai lầm nghiêm trọng. Bác Hồ đã công khai xin lỗi trước đồng bào cả nước.
Còn nhiều ví dụ khi không coi trọng dân chủ chưa phát huy được trí tuệ thì sẽ vấp váp sai lầm. Nghị quyết Đại hội VI rút ra bài học lớn về "Tôn trọng qui luật khách quan" là lẽ đó.
Vừa qua, Đảng chủ trương mở rộng dân chủ. Các chức danh đều phải được công khai lấy phiếu tín nhiệm. Tổng bí thư khẳng định trong Đảng cũng cần bỏ phiếu như Quốc hội, tuy nhiên vừa rồi cũng chưa thực hiện được. Làm có lộ trình cũng là sự thận trọng cần thiết. Ngay trong Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm xong thì bước tiếp theo như người tín nhiệm thấp thì như thế nào, đánh giá tác động của việc lấy phiếu ra sao...cũng còn bàn bạc và ngay cả mức tín nhiệm cũng còn nhiều ý kiến thì sự thận trọng là có lý do.
Đảng viên, quần chúng mong muốn những chức danh chủ chốt cần được lựa chọn công khai và có ý kiến của người dân. Bởi suy cho cùng, việc Đảng cũng là việc dân.
Nói đến dân chủ tức là nói về cách làm là cơ chế để tập hợp được trí tuệ.
Hiến pháp mà Quốc hội vừa thông qua tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về cách làm song đã thể hiện rõ một bước của thực hiện dân chủ. Qua nhiều kênh khác nhau quần chúng đã nói được tiếng nói của mình. Vấn đề còn lại là tiếp thu như thế nào.
Trong cuộc vận động chỉnh đốn Đảng theo tinh thần NQ 4 (Khóa 11) Đảng viên đã giám sát đã được công khai việc kiểm điểm của cán bộ chủ chốt. Nói như nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: Đã tắm thì phải gội đầu. Tuy Đảng chưa kỷ luật được ai trong cuộc vận động này song Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công khai kết quả, đã xin lỗi trước dân về sự lãnh đạo để xẩy ra tình trạng yếu kém thời gian vừa qua. Và cũng như nhận xét của các chuyên gia nếu Đảng không lãnh đạo quyết liệt thì thời gian còn lại của nhiệm kỳ 5 năm không đạt được những chỉ tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra. Và đó là trách nhiệm của Đảng, bởi suy cho cùng như Hiến pháp đã khẳng định Đảng phải chịu trách nhiệm trước dân về sự lãnh đạo của mình.
Trong thông điệp đầu năm, Thủ tướng đã nhấn mạnh đến cơ chế dân chủ, coi đây vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển xã hội. Dân chủ công khai, minh bạch là những chỉ dấu của sự phát triển.
Đảng cũng là sản phẩm của lịch sử. Mục tiêu xây dựng một xã hội mới mà xã hội đó chưa có tiền lệ trong lịch sử thì sự sai sót vấp ngã là tất yếu. Vấn đề là phải dũng cảm nhận ra, phải dũng cảm sửa chữa. Thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá lý luận đúng hay sai. Khi đất nước chậm phát triển không thể nói là lý luận đúng. Cũng không thể nói cùng điều kiện như nhau mà phát triển chậm lại luôn đúng về lý luận.
Gần một thế kỷ trôi qua, đất nước đã giành được nhiều thành tựu to lớn song vẫn còn đó nhiều thách thức. Con đường tiến lên không bao giờ bằng phẳng. Dân chủ và trí tuệ là sức mạnh của Đảng, sức mạnh để vượt qua khó khăn giành thắng lợi.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.