Để đăng kiểm sớm trở lại bình thường

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tình trạng quá tải vẫn đang diễn ra “nghẹt thở” tại 184 trung tâm đăng kiểm (TTĐK) ở 43 tỉnh thành, theo báo cáo của Cục Đăng kiểm. Riêng hai tỉnh Bắc Kạn và Hòa Bình, mỗi tỉnh chỉ có 1 đơn vị đăng kiểm nhưng đều đang dừng hoạt động.

Theo Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT, chu kỳ đăng kiểm của một số loại phương tiện đã được kéo dài hơn, xe chở người dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải sản xuất đến 7 năm được miễn đăng kiểm trong 36 tháng (trước đây là 30 tháng), chu kỳ kiểm định định kỳ là 24 tháng (tăng 6 tháng so với trước đây); xe sản xuất từ 7 đến 20 năm (trước đây là 12 năm) chu kỳ định kỳ 12 tháng. Thế nhưng trong ngắn hạn, người đi đăng kiểm vẫn vô cùng gặp khó vì xe không được tự động gia hạn đăng kiểm, mà vẫn buộc phải đưa đến các trung tâm.

Về vĩ mô, Chính phủ đã tính đến các phương án căn cơ. Mới đây, làm việc với các cơ quan về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng thông qua app, cơ quan chức năng có thể tra cứu trực tuyến về giãn, hoãn đăng kiểm của chủ xe. Bộ GTVT cần kết nối dữ liệu khắc phục tình trạng 1 phương tiện đăng ký kiểm định ở nhiều trung tâm hoặc 1 cá nhân đăng ký kiểm định nhiều phương tiện. "Nghị định mới phải khắc phục được những bất ổn hiện nay, để đăng kiểm trở lại bình thường", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Theo Phó Thủ tướng, nghị định cần tách bạch chức năng cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị cung cấp dịch vụ đăng kiểm, đẩy mạnh phân cấp quản lý. Bộ GTVT phải quy định tiêu chí, điều kiện về bộ máy, trang thiết bị, quy trình đăng kiểm, làm căn cứ để địa phương thực hiện.

Trong các trường hợp được phép, đơn vị đăng kiểm Bộ Quốc phòng, Công an có thể tham gia đăng kiểm dân sự, thay vì chỉ hỗ trợ trong tình huống cấp bách. Cơ chế tài chính phải tính đúng, đủ theo giá thị trường, tạo điều kiện thông thoáng xã hội hóa đăng kiểm.

Phó Thủ tướng gợi ý các cơ quan nghiên cứu phương án cho phép cơ sở bảo dưỡng ôtô 3S (có không gian trưng bày xe mới, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng chính hãng) và 4S (có thêm chức năng thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng) của các DN sản xuất, lắp ráp và sản xuất, nhập khẩu ôtô trong nước tham gia kiểm định.

Bộ GTVT được giao xem xét chu kỳ đăng kiểm phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của ôtô hiện nay; tăng cường các biện pháp hành chính, kỹ thuật với xe cũ; phân định yêu cầu kiểm định ôtô tư nhân và ôtô kinh doanh dựa trên số km thực tế và kiểm soát nghiêm ngặt hoán cải xe cơ giới.

Vấn đề cấp bách không kém, là làm sao giải quyết vấn đề ách tắc đăng kiểm hiện nay. Từ cuối tháng 4/2023, Cục Đăng kiểm đã nghiên cứu phương án xác nhận bằng văn bản điện tử giãn chu kỳ đăng kiểm cho các xe này, để người dân không phải đưa ôtô đi kiểm định, không phải đến trung tâm để xác nhận chu kỳ mới. Tuy nhiên, chưa biết khi nào phương án này mới hoàn thiện và được cấp thẩm quyền ban hành.

Đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia có đề nghị áp dụng cơ chế tự động gia hạn đăng kiểm đối với phương tiện đáp ứng các tiêu chí về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Một ý kiến khác đề xuất huy động đội ngũ đăng kiểm viên đã nghỉ hưu, sinh viên ngành kỹ sư ôtô tham gia kiểm định xe cơ giới để xử lý tạm thời tình trạng thiếu đăng kiểm viên hiện nay. Đó là những quan điểm cần nghiên cứu sớm áp dụng ngay, để các chủ xe đến hạn đăng kiểm khỏi dài cổ chờ đợi, đôn đáo tìm trung tâm kiểm định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Đường sắt: Lên kế hoạch bảo đảm an toàn chạy tàu trước mùa mưa bão

Ngành Đường sắt chuẩn bị sẵn sàng cho mùa mưa bão sắp tới. (Ảnh minh họa: GH)
(PLVN) -  Nhằm chủ động ứng phó với tình hình mưa, bão có thể xảy ra trong thời gian tới, Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) vừa yêu cầu Tổng Công Đường sắt Việt Nam và các Công ty cổ phần Đường sắt, Công ty cổ phần Trung tâm tín hiệu đường sắt kiểm tra các công trình, các vị trí xung yếu có nguy cơ mất an toàn do mưa, lũ gây ra và gia cố bảo đảm an toàn chạy tàu.

Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, an toàn cho người dân

Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, an toàn cho người dân
(PLVN) - Trong bối cảnh tai nạn giao thông (TNGT) vẫn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, việc tăng cường đầu tư và phát triển hệ thống giao thông hiện đại vô cùng cần thiết. Đây được cho là giải pháp bền vững nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu tai nạn và xây dựng một môi trường giao thông an toàn hơn cho người dân.

Kiên Giang và ACV tăng cường phối hợp phát triển hạ tầng hàng không, hướng tới APEC 2027

Ông Nguyễn Thanh Nhàn - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 10/6, UBND tỉnh Kiên Giang đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nhằm trao đổi và thống nhất các nội dung liên quan đến quy hoạch, đầu tư, quản lý và khai thác các cảng hàng không trên địa bàn tỉnh, nhất là Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc và Cảng hàng không Rạch Giá.

Hải Dương: Tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí

So với cùng kỳ năm 2024, tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương). (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong 5 tháng đầu năm 2025, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực. So với cùng kỳ năm 2024, tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí. Công tác xử lý vi phạm có trọng tâm, trọng điểm, bám sát chuyên đề, địa bàn, khung giờ phức tạp đã góp phần trực tiếp vào việc kéo giảm tai nạn giao thông của địa phương.