Để cộng đồng khởi nghiệp “cất cánh”

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam hiện nay đang hội tụ đủ những yếu tốt cần thiết để trở thành một quốc gia khởi nghiệp với cơ cấu dân số vàng, lực lượng lao động trẻ cùng nhiều nhân tài trong lĩnh vực công nghệ.

Tuy nhiên, điều Việt Nam vẫn thiếu cho tới hôm nay để cộng đồng khởi nghiệp “cất cánh” chính là một hệ sinh thái khởi nghiệp, trong đó có ba yếu tố đóng vai trò quan trọng gồm chính sách, cộng đồng và tài chính.

Ngân hàng chưa mặn mà cho vay khởi nghiệp 

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 có khoảng 1 triệu DN, khu vực tư nhân đóng góp 48 - 49% GDP, năng suất lao động tăng bình quân 5%/năm… Trong đó, đưa ra 5 nhóm giải pháp quan trọng về cải cách hành chính; về hỗ trợ DN khởi nghiệp (start-up) và DN đổi mới sáng tạo; về đảm bảo quyền kinh doanh bình đẳng đối với các loại hình DN; về giảm chi phí kinh doanh; về bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của DN. Với mục tiêu trên cần phải có hỗ trợ tài chính cho DN hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động đổi mới sáng tạo.

Hiện thực hóa Nghị quyết của Chính phủ, một tin vui cách đây chưa lâu cho cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam là Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chính thức giới thiệu Dự án Hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp mang tên VPBank StartUp. VPBank StartUP đánh dấu bước đi mới của ngân hàng trong việc triển khai các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của DN, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ toàn diện cho cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam.

Với việc tham gia này, VPBank hy vọng sẽ góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể, ngay trong hai năm 2017 và 2018, VPBank StartUP sẽ dành ít nhất 1 triệu USD để thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Trong năm đầu của dự án, dự kiến VPBank Startup sẽ dành 6,5 tỉ đồng để hỗ trợ nơi làm việc cho các start-up tại Up@VPBank.

Tuy nhiên, đến nay việc tiếp cận vốn ngân hàng đối với các start-up còn quá nhiều khó khăn, ngay cả DN nhỏ và vừa (SME) cũng không ngoại lệ. Vậy đâu là lý do khiến nhiều ngân hàng vẫn “chùn tay” cho vay đối với start-up hay SME? Lãnh đạo một ngân hàng từng thẳng thắn, start-up và SME có 3 điểm yếu khiến DN khó vay vốn ngân hàng. Đó là tài sản không ổn định, tài chính không chứng minh được và sản phẩm khó cạnh tranh. Vì thế, dù nhiều ngân hàng cũng muốn mở rộng cho vay đối với khách hàng là các start-up nhưng lo ngại việc cho vay nhiều rủi ro, thậm chí mạo hiểm nên ngân hàng cần phải có cơ chế rõ ràng từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Tạo thuận lợi cho các start-up

Đồng tình với nhận định trên, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Võ Tấn Hoàng Văn cũng cho rằng, đối với SME và start-up thì tài sản đảm bảo ít hoặc hầu như không có, nếu cho vay theo phương án kinh doanh thì phương án không rõ ràng, không thuyết phục, chu kỳ sản phẩm không dài. Do đó, các DN, đặc biệt là các start-up có yếu tố trông chờ vào nguồn vốn đầu tư mạo hiểm nhiều hơn. Ông Văn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cần nghiên cứu để cho phép các ngân hàng thương mại thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ các SME và start-up.

Riêng tại TP HCM, đã có Quỹ hỗ trợ DN khởi nghiệp và có hẳn một chương trình kết nối ngân hàng – DN, song kết quả còn khiêm tốn. Trong năm 2017, 16 ngân hàng có trụ sở tại địa bàn TP HCM cam kết gói tín dụng hỗ trợ là 226.177 tỷ đồng và 10 triệu USD. Tính chung trong cả nước, sau năm 2016, Việt Nam chứng kiến những bước tiến đáng kể trong cộng đồng khởi nghiệp với hơn 100.000 DN nhỏ (dưới 7 người) được thành lập. Một số start-up đã gọi vốn thành công với con số lên tới hàng chục triệu USD và nhiều start-up đã phát triển ra thị trường thế giới. 

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông chia sẻ, khởi nghiệp luôn mạo hiểm và rủi ro, trong khi tại Việt Nam, các quỹ đầu tư còn gặp nhiều vướng mắc về pháp lý, chưa kể nếu thất bại thì không có hỗ trợ gì, bởi vậy chưa thu hút được nhiều “nhà đầu tư thiên thần”. “Quỹ đầu tư mạo hiểm là các nguồn vốn để giúp cho chính những DN, cá nhân có những sản phẩm đổi mới sáng tạo nhưng họ không biết thương mại hóa như thế nào. Các quỹ mạo hiểm đấy gồm có quỹ đầu tư thiên thần, quỹ hạt mầm, quỹ huy động đám đông... quỹ này giúp cho sản phẩm đổi mới sáng tạo bắt đầu từ ý tưởng cho đến làm sản phẩm mẫu, kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, đến khi ra được thị trường” - Thứ trưởng Đông phân tích.

Để hợp thức hóa các nguồn vốn đầy tiềm năng trong dân cư, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017 đã cung cấp kênh tiếp cận vốn đa chiều cho DN, trong đó có Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, các quỹ đầu tư hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp không nên giao nhiều cho cơ quan nhà nước quản lý, mà chủ yếu là để các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức của cộng đồng quản lý, với các quy chế chặt chẽ nhằm tạo thuận lợi cho DN khởi nghiệp.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Để bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước ngày 10/5, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Thời cơ để gỡ 'thẻ vàng IUU' năm 2025

Bộ NN&MT tổ chức Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp gỡ “thẻ vàng” IUU khu vực miền Bắc được triển khai từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị được tổ chức tại Nghệ An, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến khẳng định đây là thời cơ vàng để gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý IV năm 2025.

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài cuối: Hình ảnh thu nhỏ về hành trình chuyển mình của một quốc gia

Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đánh dấu bước chuyển trong tư duy quy hoạch, từ tư duy địa phương sang tư duy vùng, từ quản lý hành chính sang điều phối tích hợp. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra khuôn khổ thể chế mới cho các dự án hạ tầng tầm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi của VCCI

Từ ngày 21/4, các chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Na Uy, Thụy Sĩ sẽ do Bộ Công Thương cấp
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán
(PLVN) - Trong quý I, tổng thu NSNN đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, tăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024 (thu NSTW đạt 35% dự toán; thu NSĐP đạt 38,4% dự toán).

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài 1: Thiết lập những chuẩn mực mới trong ngành xây dựng

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát công trường sân bay Long Thành.
(PLVN) -   Không chỉ là biểu tượng của tầm nhìn trong quy hoạch, ý chí và khả năng của Việt Nam, dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) còn là minh chứng sống động cho thấy hiệu quả của cải cách thể chế và sự phối hợp đa ngành, đa cấp trong điều hành phát triển hạ tầng quy mô lớn. Từ số báo này, PLVN khởi đăng loạt bài “Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam”.

Doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển: Phải kinh doanh có trách nhiệm và thượng tôn pháp luật

Đổi mới công nghệ là yêu cầu số 1 để nâng cao tính cạnh tranh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) đóng góp đáng kể vào GDP, với khoảng 40 - 50% và có tiềm năng đạt 70% trong tương lai. Khối KTTN hiện đang tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội, với khoảng 85% tổng số việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chiếm đại đa số vẫn là các doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Đã đến lúc lực lượng này phải vươn tầm, phát triển...