Để con tôm vào thị trường Mỹ và EU: Nông dân thành cổ đông doanh nghiệp xã hội

Nông dân thu hoạch tôm
Nông dân thu hoạch tôm
(PLO) - Từ năm 2018, ngoài các chứng chỉ quốc tế, thị trường Mỹ và EU còn yêu cầu tôm nhập khẩu phải có thêm các chứng nhận về quy trình nuôi tôm sinh thái. Để đáp ứng yêu cầu về chứng nhận mới, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) đã liên doanh với nông dân để thực hiện nuôi tôm theo tiêu chuẩn của các chứng nhận quốc tế khác nhau. Doanh nghiệp xã hội (DNXH) Minh Phú hiện là công ty hiếm hoi trong ngành tôm Việt Nam có cổ đông là người nông dân. 

Yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế

Những năm qua, diện tích cũng như sản lượng tôm nuôi ở ĐBSCL liên tục tăng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hiện nay vẫn dựa vào hộ nông dân là chính. Ông Lê Văn Quang- Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú  cho biết, muốn xuất khẩu được tôm ra thế giới thì phải có chứng nhận quốc tế, phải truy xuất được nguồn gốc. Muốn có chứng nhận thì phải thực hiện việc truy xuất nguồn gốc. Các chứng nhận này thường tốn chi phí rất lớn (khoảng 10.000 USD/chứng nhận cho năm đầu tiên, các năm tiếp theo giảm còn một nửa). 

Trên thế giới hiện nay mỗi thị trường yêu cầu mỗi loại chứng nhận khác nhau. Các chứng nhận hiện nay bao gồm: Organic EU, Bio Suisse, Selva Shrimp, Mangrove Shrimp, SEASAIP, ASC, BAP và Naturland. Đối với Mỹ, tất cả các hệ thống siêu thị và nhà phân phối lớn đều đã bắt đầu áp dụng yêu cầu nhà xuất khẩu tôm phải có chứng nhận BAP (Best Aquaculture Practices - Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất) thì mới chấp nhận nhập khẩu (NK).

Chứng nhận BAP được phân theo cấp độ “4 sao” gồm con giống, thức ăn, quy trình nuôi tôm và quy trình chế biến. Bên cạnh chứng chỉ BAP, một số tập đoàn phân phối lớn tại Mỹ cũng yêu cầu sản phẩm phải có thêm chứng chỉ ASC (Aquaculture Stewardship Council - Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản). Đối với thị trường châu Âu, trước đây các nhà NK chỉ yêu cầu có chứng nhận GlobalGAP. Tuy nhiên, hiện nay chứng nhận GlobalGAP chỉ còn được rất ít nhà NK yêu cầu, mà đa số các hệ thống siêu thị và nhà phân phối lớn đều yêu cầu phải có chứng nhận ASC mới chấp nhận NK.

Ngoài ra, đối với các sản phẩm tôm sinh thái, từ năm 2018, thị trường Mỹ và EU còn yêu cầu phải có thêm các chứng nhận về quy trình nuôi sinh thái. Cụ thể đối với châu Âu, đại đa số các nhà NK đã yêu cầu sản phẩm tôm sinh thái từ năm 2018 bắt buộc phải có chứng nhận Euro Bio (tiền thân là Tiêu chuẩn sinh thái quốc gia Đức). Đối với Chứng nhận tôm sinh thái Naturland (Cơ quan chứng nhận sản phẩm sinh thái quốc tế - Đức) hiện chỉ còn được áp dụng ở thị trường Thụy Sỹ và Đức. Những yêu cầu mới này là điều rất khó khăn cho các DN thủy sản Việt Nam. Đặc biệt là với hình thức nuôi tôm sinh thái của Việt Nam như tôm rừng, quy mô thường rất nhỏ lẻ, trung bình mỗi hộ chỉ có từ 3-5 ha. Vì vậy, theo yêu cầu tới đây của các thị trường EU và Mỹ, các hộ nông dân không thể truy xuất được nguồn gốc vì mỗi ngày mỗi hộ chỉ thu hoạch được 5-10kg tôm, không thể tạo nên một đơn vị sản phẩm để có thể cấp chứng nhận cho từng lô hàng của từng hộ nuôi. 

Chuyên gia Tập đoàn Minh Phú nghiên cứu về con tôm
Chuyên gia Tập đoàn Minh Phú nghiên cứu về con tôm

Một trong những phương án khả thi nhất để cấp được chứng nhận, đó là phải gom các hộ nuôi tôm lại và thực hiện góp vốn thành Cty cổ phần để trở thành một DN lớn, chịu sự giám sát, thực hiện quy trình nuôi, quy trình quản lý thống nhất. Khi đưa các hộ nuôi vào DN lớn, không chỉ thực hiện cấp được chứng nhận và truy xuất được nguồn gốc, mà còn có thể triển khai cấp được đa chứng nhận để thuận lợi cho việc tiêu thụ tôm trên nhiều thị trường, bởi yêu cầu về chứng nhận của mỗi thị trường hiện nay là rất khác nhau.

Tập đoàn Minh Phú tại Kiên Giang hiện nay có khoảng 1.000 ao nuôi tôm. Hiện việc cấp các chứng chỉ cho Minh Phú Kiên Giang chỉ tốn 10.000 USD. Năm đầu tiên, nước NK chỉ lấy mẫu 5% số ao để đánh giá, hiện giảm xuống xác suất chỉ còn 3% và 5 năm sau sẽ hạ xuống xác suất còn 1% mà thôi. Vì vậy, nếu hình thành được một vùng nuôi thống nhất giống như mô hình Minh Phú Kiên Giang, sẽ chỉ cần lấy mẫu rất ít chứ không cần phải lấy mẫu cho tất cả các hộ dân, chi phí đánh giá cấp chứng nhận theo đó cũng sẽ hạ thấp.

Khi nông dân thành cổ đông doanh nghiệp

Điều trăn trở lớn nhất của các công ty chế biến tôm xuất khẩu là tôm nguyên liệu đầu vào luôn thiếu và giá cao. Nguyên nhân là quy mô hộ tôm nuôi ở Việt Nam nhỏ lẻ, manh mún nên dễ bị rủi ro, sản lượng bấp bênh. Giá tôm nguyên liệu ở Việt Nam hiện cao hơn các nước từ 1-1,5 USD/kg, dẫn đến chế biến xuất khẩu khó cạnh tranh. Đã vậy, các DN chế biến tôm xuất khẩu còn đối mặt với một thực trạng nhức nhối, khi khoảng 40% tôm nguyên liệu mua về nhà máy khi kiểm nghiệm phát hiện nhiễm kháng sinh. Việc kiểm nghiệm nhiều lô hàng nguyên liệu nhỏ lẻ làm tăng giá lên bình quân 6.000 đồng/kg, chưa kể phí kiểm nghiệm ở thị trường nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề này, Tập đoàn Minh Phú đã tìm ra hướng phát triển bằng mô hình DNXH.

DNXH có mô hình liên kết với các hộ nuôi tôm rừng nhỏ lẻ, manh mún để thực hiện nuôi tôm theo tiêu chuẩn của các chứng nhận quốc tế khác nhau (đa chứng nhận). Người dân nuôi tôm tham gia trong DNXH với tư cách là cổ đông được chia lợi nhuận từ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm ổn định, “bán tận gốc” không thông qua thương lái. Giá trị thu được từ tôm nuôi cao hơn so với giá tôm thường không được chứng nhận…

Phát triển rừng ngập mặn để nuôi tôm
Phát triển rừng ngập mặn để nuôi tôm

Trong 3 năm từ 2012-2015, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) đã triển khai dự án Phục hồi rừng ngập mặn dựa vào nuôi tôm bền vững và giảm phát thải (gọi tắt là MAM) tại tỉnh Cà Mau, xây dựng vùng nuôi tôm có chứng nhận Naturland. Giai đoạn này có 7/9 Ban quản lý rừng ngập mặn với 6 Công ty tham gia xây dựng vùng nuôi có chứng nhận quốc tế. Tổng diện tích được chứng nhận là 18.926ha (rừng và mặt nước nuôi tôm). Sau khi dự án kết thúc, đến nay chỉ còn Tập đoàn Minh Phú tiếp tục thực hiện, còn các DN khác chấm dứt mô hình. 

Ông Dương Thanh Thoại -Trợ lý Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: “Doanh nghiệp được thành lập từ tháng 1/2017 với 89 cổ đông, bao gồm 5 cổ đông sáng lập và 84 cổ đông là người dân nuôi tôm rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau, với 48.640 cổ phần, mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 đồng. Hiện diện tích nuôi tôm rừng của 84 cổ đông đã được chứng nhận là 486,4ha. DN chi trả dịch vụ môi trường rừng theo định mức 500.000 đ/ha rừng/năm. Dự kiến đến năm 2020, DN hoàn thành vùng chứng nhận tôm sinh thái lên 10.000ha tôm rừng đạt chứng nhận quốc tế. Trước mắt, DN sẽ mở rộng sang Trà Vinh và Bến Tre, tăng số lượng cổ đông là nông dân tham gia vào DNXH”.

Tham gia DNXH, nông dân góp vốn bằng chính ruộng đất của mình nhưng rất an tâm không sợ bị mất. “Góp vốn nhưng nông dân vẫn trực tiếp canh tác trên phần đất của mình, theo một quy trình thống nhất. Giữa DN và nhà nông sẽ được ràng buộc với nhau bằng một hợp đồng kinh tế. Tập đoàn Minh Phú giúp dân nuôi tôm với quy trình sạch bệnh, chất lượng, giá thành thấp và quan trọng là có được chứng nhận quốc tế phục vụ cho chế biến xuất khẩu” - ông Quang khẳng định.

Mô hình DNXH mà Minh Phú thực hiện được khởi đầu từ tôm nuôi sinh thái dưới tán rừng phòng hộ ven biển, tiếp đến là tôm, lúa và sau là tôm nuôi công nghiệp. Theo ông Quang, sở dĩ chọn con tôm sinh thái, tôm hữu cơ là do giá trị cao hơn từ 25-30% so với tôm nuôi thông thường. Bà con sẽ được hỗ trợ kỹ thuật nuôi bằng một quy trình sản xuất thống nhất, tăng năng suất tôm, tạo ra sản phẩm sạch, giúp người dân tăng giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, còn giúp giải quyết vấn đề XH đang đặt ra như bảo vệ môi trường. Thậm chí, người dân có thể mua cổ phần của Công ty để cùng chia sẻ lợi nhuận. Đặc biệt, phần lớn lợi nhuận DN XH tạo ra, sẽ được dùng đầu tư vào mục đích cho các vấn đề XH, môi trường.

Mô hình DNXH do Tập đoàn Thủy sản Minh Phú khởi xướng đang có sức lan tỏa ở ĐBSCL khi nhiều tỉnh có diện tích nuôi tôm học tập, làm theo. Đây được coi là cách liên kết nông hộ nhỏ lẻ thành một tập thể, sản xuất hàng hóa lớn. Theo đó, thay vì để người nuôi tôm tự phát triển nhỏ lẻ, khi thành lập DNXH, sẽ tập hợp người dân lại, diện tích nuôi của mỗi hộ dân sẽ trở thành một ao nuôi tôm của DN.

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).