Để chiến sĩ mới hòa nhập môi trường quân ngũ

Chiến sĩ mới được hướng dẫn gấp chăn màn vuông vắn.
Chiến sĩ mới được hướng dẫn gấp chăn màn vuông vắn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Môi trường quân ngũ thực sự mới mẻ và đầy thử thách đối với tân binh. Chiến sĩ mới (CSM) phải làm quen nếp sống kỷ luật quân đội và tham gia học tập, huấn luyện với cường độ cao trên thao trường. Chính tình thương chân thành và trách nhiệm của cán bộ các cấp đã giúp chiến sĩ tiến bộ từng ngày, thực sự yên tâm học tập, huấn luyện, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Ngày đầu trong quân ngũ

Ngày đầu xa nhà, các CSM bỡ ngỡ đủ điều, từ đi đứng, xưng hô, chuyện trò đến việc ăn uống, ngủ nghỉ và phải từ bỏ nhiều thói quen trước đây. Những việc CSM phải thay đổi và làm quen đầu tiên chính là cắt tóc theo quy định, sắp xếp nội vụ cá nhân, hướng dẫn thực hiện lễ tiết tác phong quân nhân, thực hiện chế độ ngày, tuần; sinh hoạt đúng giờ giấc, không dùng điện thoại và tất cả các hoạt động đều phải thực hiện theo lệnh của chỉ huy, xếp hàng ngay ngắn, đúng tác phong quân đội.

Trong quân đội thì cái gì cũng phải học, từ cách đi đứng, xưng hô, chào hỏi giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng chí, đồng đội với nhau đến thực hiện đầy đủ 11 chế độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần cũng phải học. Hay đơn giản là cách để giày, cách phơi khăn, trông giản đơn vậy thôi nhưng cũng phải học, phải tập đi tập lại nhiều lần, để tạo được sự thuần thục đi đến thống nhất trong đơn vị thì quả là việc không dễ.

Sau hơn một tháng trong quân ngũ, những bỡ ngỡ của CSM đã dần lùi xa. Tân binh Dương Văn Hải, một trong số 260 chiến sĩ mới ở Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế tâm sự: “Sau một tuần vào môi trường quân đội, tôi thấy môi trường ở đây gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp, cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi, từ chăn màn, gối nệm, quạt mát đến nơi ăn, chốn ở sạch sẽ, gọn gàng. Đồng đội ở đây luôn hỗ trợ nhau, tình cảm cấp trên, cấp dưới rất hòa đồng, vui vẻ”.

Với chiến sĩ Nguyễn Hữu Thắng, ở Tiểu đội 8 (Trung đội 2, Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn Thông tin 80) thì ngoài tình đồng đội, còn là sự động viên nơi quê nhà: “Ngày tôi nhận giấy gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự cũng là thời điểm vợ chồng tôi chuẩn bị cho lễ cưới. Cưới xong thì tôi nhận được thông báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Cầm trên tay Lệnh gọi nhập ngũ, tâm trạng tôi vui, buồn lẫn lộn. Vui vì mình đủ sức khỏe và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để nhập ngũ, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Buồn vì vợ chồng mới cưới, vừa bén hơi lại phải xa nhau. Nhưng tôi rất yên tâm vì cô ấy luôn yêu và động viên tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của người chiến sĩ. Tôi hứa sẽ cố gắng hoàn thành nghĩa vụ quân sự với kết quả cao nhất để sớm về sum họp với gia đình”.

Sau những giờ luyện tập vất vả, vào buổi tối, lính trẻ có nhiều hoạt động sôi nổi như đọc báo, xem ti vi, sinh hoạt văn nghệ. Với tinh thần hát cho đồng đội nghe, các giọng ca từ “oanh vàng thánh thót” đến “khàn khàn vịt đực” đều được khai thác triệt để. Được cổ vũ nhiệt tình, CSM thi nhau tấu hài, nhảy múa, thơ ca tưng bừng. Bộ đội vốn đa tài, vào đơn vị bao sở trường có dịp thể hiện. Những khi đó, tiếng hát, tiếng cười lại vang lên rộn ràng.

“4 cùng” với chiến sĩ mới

Với CSM khi vào quân đội, khó khăn lớn nhất đối với họ là sống trong môi trường kỷ luật, cường độ huấn luyện, rèn luyện cao. Mỗi chiến sĩ mỗi một hoàn cảnh, một tính cách khác nhau, đã quen với nếp sống bên ngoài, khi về cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt chung với nhau sao tránh khỏi những va vấp. Hiểu được điều đó, nên trong những ngày đầu cán bộ các đơn vị tiếp nhận quân thường xuyên sâu sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời chỉ dẫn, giúp đỡ, giải quyết những vướng mắc trong tư tưởng để chiến sĩ quen với nếp sống quân đội, qui định của đơn vị.

Với CSM, Trung đội trưởng là những người trực tiếp quản lý, thực hiện “4 cùng” với anh em. Các anh luôn là người “thức trước nhất, ngủ muộn nhất” trong trung đội và bám nắm bộ đội mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi CSM đã ngủ từ lâu sau hồi kẻng dài thông báo đến giờ đi ngủ.

Khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh trong đơn vị, Trung đội trưởng luôn là người được bộ đội báo cáo đầu tiên. Ngoài công tác quản lý, huấn luyện bộ đội, cán bộ trung đội còn phải dành nhiều thời gian chuẩn bị nội dung huấn luyện cũng như các nhiệm vụ khác…

Thiếu úy Ngô Quang Khải, Trung đội trưởng Trung đội 6, Đại đội 2, Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Trên cương vị là Trung đội trưởng cùng ăn, cùng ở với các chiến sĩ mới, nên chúng tôi thường xuyên chuyện trò, trao đổi để từ đó nắm bắt được tư tưởng, các mối quan hệ, hoàn cảnh gia đình của các đồng chí, kịp thời động viên tư tưởng, củng cố tinh thần của các đồng chí và giúp các đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Còn Trung úy Trương Hữu Tuấn, Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 5B, Tiểu đoàn đảo Ngọc Vừng, Lữ đoàn 242, Quân khu 3 bật mí: “Nhằm giúp CSM sớm hòa nhập môi trường Quân đội, chúng tôi thực hiện “4 cùng” với bộ đội và dõi theo mọi hoạt động, diễn biến tâm lý để kịp thời uốn nắn, chỉ bảo. Vì thế, ngay từ sáng sớm, khi chưa báo thức, chỉ huy trung đội đã dậy trước để đôn đốc bộ đội thức dậy đúng giờ. Buổi tối, chúng tôi phải đến từng giường kiểm tra xem bộ đội ngủ có đủ ấm hay nóng quá không; chuẩn bị nội dung huấn luyện ngày hôm sau.

Trung đội trưởng còn phải hướng dẫn bộ đội những việc đơn giản nhất như cách phơi khăn mặt, sắp đặt giày dép, gấp chăn màn, mang mặc đúng lễ tiết tác phong... Quá trình huấn luyện hằng ngày, chúng tôi phải luôn kiên trì, tỉ mỉ để hướng dẫn, chỉnh sửa từng động tác cho CSM”.

“Chúng tôi hiểu, các CSM của đơn vị đều lần đầu xa gia đình, lại ở nơi đảo xa nên không tránh khỏi có lúc nhớ nhà. Những lúc đó, chúng tôi lại tâm sự, động viên và tìm cách khuấy động phong trào để anh em vơi đi nỗi nhớ. Chúng tôi cũng thường xuyên phối hợp với gia đình nắm bắt tình hình, sở trường, tính cách và các mối quan hệ của từng đồng chí để từ đó có biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp, hiệu quả; kết hợp giáo dục chung với gặp gỡ riêng để động viên, chia sẻ... Sau một thời gian nhập ngũ, đến nay, các CSM của đơn vị đều yên tâm công tác, chấp hành nghiêm nền nếp, chế độ, tích cực tham gia học tập, tự giác luyện rèn”, Trung úy Trương Hữu Tuấn chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) - Tại Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 6 (Khoá XIII) diễn ra sáng 13/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã phát động phong trào thi đua yêu nước tới các cấp Công đoàn, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
(PLVN) -  Năm 2024 là một năm đặc biệt đối với Công đoàn Việt Nam, đánh dấu kỷ niệm 95 năm thành lập và là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Công đoàn. Các hoạt động nổi bật của tổ chức công đoàn đã không chỉ củng cố niềm tin của người lao động, mà còn khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của đoàn viên.

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi TP Hà Nội năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Sự kiện có sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..