Đề án xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN: Quyết tâm cao để hoàn thiện

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp.
(PLVN) - Chiều nay, 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Cùng dự có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tinh thần trách nhiệm trước Trung ương, Bộ Chính trị của các thành viên Ban Chỉ đạo trong chỉ đạo xây dựng và hoàn thành 27 chuyên đề của Đề án.

Chủ tịch nước khẳng định, nhiều cơ quan như Quốc hội, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Tư pháp, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam… đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm để tập hợp các ý kiến xây dựng các chuyên đề.

Chủ tịch nước đánh giá cao và biểu dương các chuyên gia, nhà khoa học, Tổ biên tập đã làm việc rất trách nhiệm, tích cực, với phương pháp làm việc khoa học… để tổng hợp và xây dựng dự thảo lần thứ nhất của Đề án trình Ban chỉ đạo cho ý kiến tại phiên họp

Chủ tịch nước khẳng định, cho đến nay, việc xây dựng Đề án đã đi 2/3 thời gian của chặng đường theo đúng kế hoạch. Trong quá trình xây dựng dự thảo Đề án, các nội dung đã nghiên cứu, đối chiếu, chắt lọc đảm bảo phù hợp, thống nhất; có cơ sở lý luận, căn cứ khoa học và thực tiễn của Việt Nam.

Tại Phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, thành viên Tổ Biên tập đã cho ý kiến lần đầu tiên về dự thảo Đề án quan trọng này; đánh giá thực trạng việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thời gian qua, những hạn chế, bất cập cũng như nguyên nhân và dự báo tình hình thời gian tới; kiến nghị, đề xuất gợi ý định hướng về mục tiêu quan điểm và lộ trình thực hiện cho 2 giai đoạn, từ năm 2021 đến năm 2030 và từ năm 2030 đến năm 2045 cũng như các phương hướng, đột phá nhằm hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng lãnh đạo.

Phát biểu kết luận phiên họp, Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo thống nhất cao về nhận thức, tầm quan trọng và tính chiến lược của Đề án, trong đó thống nhất về những quan điểm về đổi mới, phát triển, đưa đất nước phát triển bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo Chủ tịch nước, dự thảo lần thứ nhất của Đề án được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bám sát Cương lĩnh của Đảng năm 2011, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và các nghị quyết của Trung ương...

“Có cơ sở pháp lý và chính trị để khẳng định những vấn đề đặt ra một cách chắc chắn trong quá trình nghiên cứu các tài liệu và xây dựng Đề án, qua đó thể hiện được tầm nhìn chiến lược, lâu dài, đưa đất nước phát triển, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tiếp tục khẳng định quyền con người, quyền công dân, khơi dậy và phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Từ ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ban Nội chính trung ương, Tổ Biên tập tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án một cách chặt chẽ, có hệ thống, đồng thời làm rõ thêm một số nội dung quan trọng; đánh giá thực trạng, các quan điểm, mục tiêu đột phá và các nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam từ nay đến năm 2045.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu dành dung lượng thoả đáng cho những vấn đề được xác định là trụ cột của chiến lược; trong đó có quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng pháp luật nghiêm minh, tạo điều kiện cho phát triển... Đối với các vấn đề chưa rõ hoặc cần nghiên cứu thảo luận thêm thì tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi để tạo sự thống nhất cao.

Nhấn mạnh thời gian còn lại để hoàn thiện Đề án, trình Bộ Chính trị, Trung ương không còn nhiều, thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Trung ương, Bộ Chính trị; phát huy dân chủ, thống nhất và quyết tâm cao để hoàn thiện Đề án đúng tiến độ, chất lượng để trình Bộ Chính trị; Trung ương theo đúng kế hoạch.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung lực lượng, tham gia đề án, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia Tổ biên tập thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Sau cuộc họp, Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương chỉ đạo rà soát lại các kế hoạch để xây dựng chương trình làm việc của Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập, phân công công việc chi tiết, kỹ lưỡng cho đến thời điểm trình Bộ Chính trị, đặt “đồng hồ đếm ngược” để hoàn thành nhiệm vụ.

Chủ tịch nước cũng đề nghị Tổ Biên tập tổ chức các cuộc tọa đàm chuyên sâu về các vấn đề xin ý kiến để làm rõ vấn đề những cần quan tâm. Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị ở 3 vùng trên cả nước để xin ý kiến các thành ủy, tỉnh ủy thuộc Trung ương, lấy ý kiến dân chủ, cởi mở của địa phương về vấn đề này.

Nhấn mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền có ý nghĩa rất quan trọng, giúp đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và đóng góp xây dựng Đề án, Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương cần đẩy mạnh công tác này trong thời gian tiếp theo.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.