Đề án thu hút nhân tài: “Mình cần người ta chứ không phải người ta cần mình”

TP HCM công bố đề án thu hút chuyên gia, nhà khoa học và lao động sáng tạo trẻ
TP HCM công bố đề án thu hút chuyên gia, nhà khoa học và lao động sáng tạo trẻ
(PLO) - Đồng tình và phấn khởi khi TP. Hồ Chí Minh có chủ trương hút nhân tài, tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra không ít bất cập khi Đề án mang dáng dấp của việc xét tuyển cán bộ chứ không phải để thu hút chuyên gia, nhân tài về cống hiến cho thành phố.

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, sáng qua (5/3), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án về thu hút chuyên gia, nhà khoa học và lao động sáng tạo trẻ về công tác ở các sở, ban, ngành, các khu công nghệ cao của TP giai đoạn 2018 – 2022 (Đề án).  

Đừng “bắt bẻ” nhiều thủ tục

Tại hội nghị, hầu hết các chuyên gia cho rằng dự thảo Đề án còn nặng tính hành chính, chưa có sự tách biệt rạch ròi giữa hai nhóm đối tượng là các chuyên gia, nhà khoa học và nhóm người tài làm công chức viên chức cho các sở, ngành, đơn vị; vì vậy  cần phải chỉnh sửa Đề án ở nhiều nội dung, từ cách đặt vấn đề đến các nội dung triển khai.

“Một chuyên gia nước ngoài, một nhà khoa học đọc Đề án này xong sẽ ngại vì phải thế này, phải thế kia mới đăng ký được. Trong khi mình bảo thu hút nhân tài thì mình cần người ta chứ không phải người ta cần mình. Muốn thu hút nhân tài trước hết phải biết người ta cần gì, làm việc cho ta thì họ được lợi cái gì và thu hút nghĩa là có sự thương lượng giữa cái ta cần và cái người ta có”- GS.TS Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh nói. Ông Giao cũng cảnh báo về tình trạng hiện nay vẫn thường xảy ra là “trên trải thảm” nhưng dưới có “đinh”; và những cái “đinh” đáng sợ chính là thủ tục hành chính.

Cùng quan điểm, PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh cho biết, trước đây cơ chế này bị ràng buộc bởi nhiều quy định, khi một nhà khoa học lên báo cáo đề tài thì bắt ký rất nhiều vấn đề. Do đó, khi triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội phải tinh gọn những thủ tục đó, có như thế mới thu hút được người tài về làm việc cho TP. Theo ông Ngân, tài chính cũng cần nhưng người làm khoa học cần nhất là môi trường làm việc. Bởi vậy, bên cạnh chế độ đãi ngộ xứng đáng, TP cần tạo một cơ chế và môi trường làm việc thuận lợi để các nhà khoa học được tự do sáng tạo, tự do cống hiến.

“Đặc biệt để bớt sự rườm rà, cần trao quyền chủ động, tạo điều kiện cho các cơ sở có tính quyết định nhiều hơn trong việc tuyển dụng, chi trả thu nhập cho các nhà khoa học”- ông Trần Hoàng Ngân đề xuất. Còn GS.TS Phan Thị Tươi, nguyên Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa thẳng thắn: “Nếu là tôi thì tôi cũng không làm đơn xin thi hai vòng ứng tuyển”.

Để thu hút nhiều hơn nữa nguồn trí thức trong và ngoài nước, theo các đại biểu, chính sách nhập cư của TP cần ưu tiên thu hút lao động có trình độ và kỹ năng cao; tránh tình trạng thu hút nhân tài nơi khác đến nhưng nhân tài tại chỗ lại ra đi; đồng thời không phân biệt giữa các nhà khoa học trong nước và các nhà khoa học nước ngoài.

“Hai nhà khoa học cùng làm trong một cơ quan, một công việc nhưng lương khác nhau thì không ổn thỏa. Phải đối xử như nhau, người làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Chỉ nên khác là hỗ trợ cho nhà khoa học nước ngoài về ăn ở, đi lại” - GS.TS Nguyễn Ngọc Giao góp ý.

Phát hiện nhân tài thế nào?

Cho rằng các chuyên gia giỏi rất khiêm tốn, không ai tự nhận mình là chuyên gia giỏi để nhận chế độ đãi ngộ, bởi vậy ông Phạm Hồng Sơn, Bí thư Thành đoàn TP Hồ Chí Minh băn khoăn vấn đề phát hiện những người giỏi thế nào, thuộc trách nhiệm của ai vì dự thảo Đề án không đặt ra. Cùng với đó, việc “nuôi dưỡng” người tài là một quá trình, nếu TP chỉ đợi đến khi thành tiến sĩ, giáo sư mới nghĩ đến chuyện mời gọi thì sẽ không hiệu quả, vì vậy theo PGS.TS Đặng Văn Phan, Trường Đại học Cửu Long- TP phải ươm mầm, nuôi dưỡng tài năng từ khi mới xuất hiện, để chuẩn bị cho sự phát triển bền vững của TP. Đồng tình với quan điểm này, nhiều đại biểu đề xuất TP Hồ Chí Minh phải thu hút người tài ngay từ khi chưa có dự án, phải thảo luận trước với những nhà khoa học tiềm năng. 

Cũng theo dự thảo, các chuyên gia, nhà khoa học sẽ được ký hợp đồng lao động có thời hạn. Thời hạn này căn cứ theo thời hạn thực hiện của công trình, đề án, dự án, kế hoạch được giao, tối đa không quá 18 tháng. Không ít đại biểu lo lắng với thời gian này,  TP sẽ không tạo sự an tâm cho nhân tài, bởi các chuyên gia, nhà khoa học đang có công việc ổn định thì họ không thể về làm việc cho TP 18 tháng rồi sau đó không biết làm gì nữa.  GS. Chu Phạm Ngọc Sơn phân tích, với thời gian như vậy, chỉ có người nghỉ hưu mới về công tác cho TP, còn những người trẻ ở nước ngoài, người đang làm việc ở trong nước rất khó mà tự dưng bỏ việc về làm 18 tháng rồi không biết tương lai sẽ ra sao.

Là đề án tìm kiếm nhân tài, nhưng các ý kiến cũng đề nghị TP Hồ Chí Minh sau khi tuyển chọn được người, cần công khai luôn hồ sơ người được chọn để những người không được chọn cũng tâm phục khẩu phục, tránh râm ran người được tuyển vì cái này, cái kia.

Tiếp thu các ý kiến, ông Đỗ Văn Đạo, Phó Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định đề án này chủ yếu thu hút nhân tài, chứ không phải để tuyển chọn công chức cho các sở, ngành.

Đọc thêm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025 , diễn ra từ ngày 15-17/4/2025, với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”, do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026. Ngày 16/4 Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển Quốc gia Indonesia và làm việc với Đặc phái viên biến đổi khí hậu Italia, Thứ trưởng Bộ Sinh Thái và Môi trường Trung Quốc.

Việt Nam hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Phiên thảo luận Hợp tác thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Ảnh: MOST
(PLVN) -  Ngày 16/4 , tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh” - trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025). Diễn đàn có sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Công cụ hữu hiệu điều tiết kinh tế vĩ mô

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi, độ mở cao nên dễ bị “tổn thương”; sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày hôm qua (15/4), thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện quan trọng đường sắt, đường bộ với Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến trưng bày các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
(PLVN) -  Bộ Xây dựng cho biết, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác Trung Quốc.

Thi công cao tốc Bắc - Nam: Tăng ca, tăng kíp suốt ngày, đêm...

Các nhà thầu tăng ca, tăng kíp để kịp tiến độ cam kết.
(PLVN) -  Để “chạy đua” với thời gian kịp thông xe 04 tuyến cao tốc qua miền Trung, đưa vào khai thác dịp 30/4, trên khắp các công trường, nhà thầu đều cho công nhân tập trung thi công cả ngày lẫn đêm “tăng ca, tăng kíp” nhằm bảo đảm tiến độ đã cam kết.

PGS.TS Ngô Trí Long: 'Khu vực kinh tế tư nhân cần chủ động tham gia vào quá trình kiến tạo thể chế'

PGS.TS Ngô Trí Long
(PLVN) - Phát triển kinh tế tư nhân hiện nay không đơn thuần chỉ là câu chuyện về tăng trưởng hay đóng góp vào GDP, mà còn là “bài toán” chiến lược về “sức sống” của nền kinh tế quốc dân. Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) về vấn đề này.

'Đặc khu tài chính' không thể thiếu các cơ chế vượt trội về tài chính

Đà Nẵng đã có phương án dành quỹ đất xây trung tâm tài chính. (Ảnh minh họa: danang.gov.vn)
(PLVN) - Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam sẽ hoạt động như “một đặc khu tài chính” trong lòng đô thị, có ranh giới và đối tượng áp dụng rõ ràng, tương đối tách biệt với thị trường nội địa về mặt cơ chế. Vì vậy, những lĩnh vực tài chính triển khai tại TTTC sẽ tuân thủ khung pháp lý đặc thù do Quốc hội và Chính phủ quy định riêng cho Trung tâm, hướng đến đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
(PLVN) -  Chiều ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ tuyên dương và trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang, cứu nạn, cứu hộ, hãng hàng không Vietjet… về thành tích tham gia cứu trợ nạn nhân động đất tại Myanmar. Tham dự buổi lễ còn có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, lãnh đạo các đơn vị, cơ quan…

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Thời điểm quan trọng phát huy nội lực

Quang cảnh hội thảo khoa học (Ảnh: Báo NLĐ).
(PLVN) -  Ngày 9/4, UBND TP HCM tổ chức Hội thảo “Tăng trưởng kinh tế TP HCM trước tác động chính sách thuế quan mới của Mỹ”. Hội thảo này được tổ chức trong bối cảnh Mỹ áp mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng trực tiếp đến TP nói riêng và cả nước nói chung.