Để 5G trở nên phổ biến, còn phải đi cả “chặng đường dài“

(PLVN) - Tại tọa đàm “5G đem đến cơ hội gì cho Việt Nam” do Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) tổ chức sáng nay - 17/12 tại Hà Nội, đại diện các nhà mạng lớn tại Việt Nam cho biết, mức giá của các gói cước 5G sau khi thương mại hóa về cơ bản sẽ tương tự 4G, và người dùng không phải thay SIM khi muốn sử dụng 5G.

Cơ hội song hành thách thức, nhưng 5G là xu thế không thể chậm trễ

Theo ông Lê Nam Thắng - nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), khi nói đến cơ hội của 5G cũng phải nói đến những thách thức đi kèm, như bài toán về chi phí hạ tầng, các thiết bị đầu cuối đã sẵn sàng chưa, thời điểm triển khai đại trà,...

"Triển khai đúng sẽ mang lại nhiều cơ hội, nhưng sai sẽ mang lại thêm nhiều thách thức", ông Thắng cho biết. Tuy nhiên, 5G cũng là xu thế không thể chậm trễ, vì "nếu đi sau sẽ không thể đuổi kịp các nước", từ đó đặt ra nhiều bài toán cho kinh tế, xã hội.

Ông Thắng nhấn mạnh: "Có thể coi 5G là một cuộc đua, cuộc cạnh tranh. Ai nắm bắt được thời cơ, cung cấp đúng thời điểm, và có tính toán hợp lý sẽ thắng."

Đồng quan điểm nêu trên, ông Vũ Thế Bình - Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam - cũng nhìn nhận, 5G tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động nhờ vào các yếu tố từ hệ sinh thái IoT, độ trễ thấp, tính năng nâng cao, mở rộng,... Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải nhanh chân chuyển dịch, thích ứng, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. "Triển khai 5G có thách thức nhưng cơ hội lớn hơn nhiều. Nó mở ra rất nhiều mảng ứng dụng, dư địa cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cố định dịch chuyển", ông Bình cho biết.

Tọa đàm “5G đem đến cơ hội gì cho Việt Nam” do Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) tổ chức ngày 17/12.
Tọa đàm “5G đem đến cơ hội gì cho Việt Nam” do Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) tổ chức ngày 17/12. 

Bên cạnh việc phát triển 5G, thì việc dừng các công nghệ không còn phù hợp, điển hình như kế hoạch ngắt sóng 2G vào năm 2022 cũng là bài toán rất lớn và được nhiều người Việt quan tâm.

Theo ông Nguyễn Duy Lâm - chuyên gia giải pháp của Huawei, trên thực tế triển khai ở nhiều nước, thách thức chính mà các nhà mạng có thể gặp khi triển khai 5G tập trung ở ba vấn đề chính: Một là, cần mật độ trạm dày hơn 4G, vì dịch vụ yêu cầu tối thiểu cao hơn 4G; Hai là, cải tạo hạ tầng hiện có để lắp đặt thiết bị 5G do các nhà trạm hiện đặt nhiều thiết bị 2G, 3G, 4G... hầu hết không còn đủ không gian để lắp thêm thiết bị mới; Ba là, thời gian triển khai đến lúc cung cấp được dịch vụ phải nhanh vì càng cung cấp chậm thì thị phần càng bé lại.

Theo số liệu được ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông - cung cấp, đến nay vẫn còn khoảng 22 triệu thuê bao dùng 2G, và 5.5 triệu thuê bao dùng 3G tại Việt Nam. “Để bước đầu chấm dứt các công nghệ cũ, lỗi thời, Bộ TT&TT đang xây dựng kế hoạch cùng các nhà mạng, cho phép các thiết bị đầu cuối có thể sử dụng nhiều mạng một lúc. Sau khi số lượng thuê bao của công nghệ không còn phù hợp thấp xuống thì nhà mạng sẽ xây dựng kế hoạch để dừng công nghệ đó”, ông Nhã cho biết.

5G sẽ phổ biến sau ít nhất 3 năm

Giá cước dịch vụ 5G là một trong những nội dung thu hút được nhiều quan tâm hiện nay. "Hiện nay, giá cước 5G của các nhà mạng sẽ miễn phí trong thời gian thử nghiệm. Khi chính thức phát sóng thương mại, sẽ được có giá cước cơ bản như 4G", ông Nguyễn Văn Yên - Trưởng ban công nghệ của VNPT - cho biết. Thông tin này đã làm “yên lòng” những người lo lắng rằng 5G sẽ có giá cước thương mại rất đắt đỏ.

Tại sự kiện, ông Mai Hồng Anh - Giám đốc Công nghệ MobiFone - cũng nhấn mạnh, để trải nghiệm 5G, người dân sẽ không phải đổi SIM giống như khi nâng cấp từ 3G lên 4G, mà chỉ cần dùng SIM 4G - LTE sẵn có là đã đủ điều kiện truy cập mạng.

Còn về thiết bị đầu cuối, đại diện MobiFone cho biết hiện mạng 5G vẫn yêu cầu những thiết bị chuyên dụng, trong đó chủ yếu hiện nay là smartphone. Mặc dù một số hãng đã bắt đầu cung cấp sản phẩm tại Việt Nam, nhưng theo ông, số lượng vẫn còn hạn chế.

Theo như những thử nghiệm gần đây tại Việt Nam, mạng 5G đang cho thấy sức mạnh và tốc độ truy cập ấn tượng, không thua kém gì các quốc gia phát triển trên thế giới.

Đại diện các nhà mạng lớn đã chia sẻ những thông tin thú vị về triển khai dịch vụ 5G.
 Đại diện các nhà mạng lớn đã chia sẻ những thông tin thú vị về triển khai dịch vụ 5G.

Cụ thể, dựa trên phần mềm Speedtest, sóng 5G của Viettel, VinaPhone, MobiFone tại các khu vực phát sóng thử nghiệm đều đạt cao nhất từ 1 đến 1,5Gbps. Tốc độ này cao trung bình gấp 10 lần mạng 4G, và có độ trễ thấp hơn rõ rệt.

Mặc dù vậy, theo ông Lê Bá Tân - Phó Tổng Giám đốc Công ty Mạng lưới Viettel, phải tới 2023 - 2025 thì 5G mới phổ biến được như 4G. "Độ phủ của 5G vẫn còn rất hạn hẹp, và cần xây dựng thêm nhiều trạm phát sóng nữa mới đảm bảo kết nối", ông Tân cho biết.

Bước đầu, 5G sẽ được triển khai ở khu vực phát triển, có mật độ dân số cao như các thành phố lớn, hoặc tại các khu công nghiệp công nghệ cao. Sau đó, 5G sẽ tiếp tục mở rộng tới những vùng nông thôn, giúp khách hàng có trải nghiệm sử dụng Internet không dây tốc độ cao mà không cần sợi cáp quang nào kéo đến nhà.

Ông Tân chia sẻ số liệu quy hoạch trên mạng lưới của Viettel, dự kiến vào năm 2021 sẽ có khoảng 1,5 - 2 triệu thuê bao 5G trên cả nước. Ông cũng cho rằng việc triển khai sớm 5G không chỉ tạo điều kiện tốt cho các nhà mạng, mà còn tốt cho toàn xã hội.

Đọc thêm

Viettel triển khai thương mại mạng 5G Open RAN

Toàn cảnh sự kiện 5G ORAN Vietnam Connect 2024
(PLVN) - Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế...

Câu chuyện người Việt học tiếng Anh cùng AI

Các khách mời trải nghiệm nền tảng học tiếng Anh FSEL. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Với thông điệp An English Center in Your Pocket (Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi bạn), FSEL - nền tảng học ngoại ngữ tương tác cùng AI (trí tuệ nhân tạo) là bước đột phá, hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung của hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam.

Thấy gì qua các vụ kiện bản quyền liên quan đến AI trên thế giới?

 Với tác phẩm “Zarya of the Dawn” của Kristina Kashtanova, Mỹ chỉ bảo hộ tác quyền phần nội dung do con người tạo ra. (Ảnh: The Verge)
(PLVN) - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các vấn đề bản quyền đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Các vụ kiện liên quan đến bản quyền AI đã làm nổi bật những thách thức pháp lý mới, đòi hỏi nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải xem xét điều chỉnh khung pháp lý về sở hữu trí tuệ.

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Diễn đàn 2024 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/11 tại Bình Dương.
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.

Phát triển và sử dụng AI: Đặt con người, đạo đức và trách nhiệm lên hàng đầu

TS Trần Thị Tuấn Anh - Phó hiệu trưởng Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước
(PLVN) - Nhằm đóng góp cho quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, sáng 06/11, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức Tọa đàm “Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy”.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Estonia và Việt Nam trong chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp Estonia làm việc tại Bộ Thông tin truyền thông
(PLVN) - Chiều ngày 5/11 tại Hà Nội, đã diễn ra họp báo thông tin về đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia sang thăm và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam. Sự kiện được tổ chức bởi Trade Estonia thuộc Enterprise Estonia, phối hợp với Đại sứ quán Estonia.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương đội ngũ an ninh mạng Viettel

Thủ tướng Chính phủ biểu dương đội ngũ an ninh mạng Viettel
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư biểu dương các kỹ sư an ninh mạng của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) vì thành tích giành ngôi vô địch hai năm liên tiếp tại Pwn2Own, một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn nhất và uy tín nhất thế giới.

Hệ quả khôn lường khi trẻ nhỏ bị 'lậm' AI

AI cung cấp các tính năng học tập, giải trí vượt trội cho trẻ em, nhưng đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường. (Nguồn: Christian Moro)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong học tập, giải trí và giao tiếp cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích, tồn tại những cạm bẫy nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nhất là khi gia đình lơ là trong giám sát, khiến trẻ "lậm" (say mê quá mức - PV) AI. 

Robot giống người chế tạo đáng kinh ngạc

Robot "bản sao" giống người thật đến kinh ngạc của nhà phát minh Nhật Bản (Ảnh: chụp màn hình)
(PLVN) - Hiroshi Ishiguro, một nhà phát minh người Nhật, đã tạo ra 6 bản sao robot của chính mình trong 18 năm qua. Robot mới nhất, Geminoid HI-6, không chỉ có ngoại hình giống Ishiguro đến kinh ngạc mà còn có thể bắt chước biểu cảm khuôn mặt của ông một cách sống động.

Viettel vô địch hai năm liên tiếp tại “World Cup” của ngành

Viettel vô địch hai năm liên tiếp tại “World Cup” của ngành
(PLVN) - Đội ngũ an ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa xuất sắc giành ngôi vô địch tại cuộc thi Pwn2Own 2024 được tổ chức tại Ireland. Đây là lần thứ hai liên tiếp đội ngũ an ninh mạng Viettel vô địch Pwn2Own.