ĐBSCL: Quy hoạch nào cho phát triển bền vững?!

ĐBSCL: Quy hoạch nào cho phát triển bền vững?!
(PLO) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tồn tại tình trạng hàng loạt quy hoạch thiếu tính thống nhất với nhau ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Liên quan đến vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Ngân hàng Thế giới vừa tổ chức hội thảo tại Cần Thơ với chủ đề: “Phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) - Cơ hội và Thách thức”.

ĐBSCL có gần 2.500 bản quy hoạch 

Ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch - Bộ KH&ĐT cho biết, hiện vùng ĐBSCL đang tồn tại đến 10 bản quy hoạch do Chính phủ phê duyệt, gồm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ĐBSCL; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm của vùng ĐBSCL đến năm 2020 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực cấp vùng như: thủy lợi, chế biến cá tra, nuôi tôm, sản xuất lúa, du lịch, cấp thoát nước, hệ thống giao thông vận tải... 

Ở cấp độ địa phương, đến nay vùng ĐBSCL có gần 2.500 bản quy hoạch, trong đó có 773 bản quy hoạch nông thôn mới và hơn 490 bản quy hoạch ngành, lĩnh vực do các địa phương phê duyệt. Chính vì, số lượng các bản quy hoạch quá lớn đã dẫn đến nhiều tồn tại, yếu kém như không gắn kết, thiếu đồng bộ, thậm chí có những vấn đề còn sai lệch. 

“Đấy là những yếu kém của hệ thống quy hoạch hiện nay dẫn đến các chương trình, dự án triển khai ở các giai đoạn trước đối với vùng là triển khai cũng mang tính riêng lẻ” - ông Các nhấn mạnh. 

Ông Các cho rằng, để có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề của vùng ĐBSCL, phải giải quyết một cách tổng thể và với cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực mới thành công. Để cụ thể hóa vấn đề, Bộ KH&ĐT đã đề xuất Chính phủ xây dựng một bản quy hoạch (giai đoạn 2021-2030) cho vùng ĐBSCL với mục tiêu tạo ra khung chiến lược toàn diện cho ĐBSCL, sắp tới đây vùng ĐBSCL chỉ còn một bản quy hoạch. Quy hoạch vùng lần này sẽ tập trung xác định phương hướng phát triển và tổ chức không gian phát triển cho vùng mang tính đa ngành; giải quyết quy hoạch vùng là giải quyết mang tính liên ngành, liên tỉnh, liên vùng. 

Theo ông Các, kịch bản BĐKH có thể 39% diện tích vùng bị ngập và 35% dân số bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả và nuôi thủy sản. Tình trạng sụp lún đất do khai thác nước ngầm cũng rất đáng quan tâm. Theo phân tích ảnh từ vệ tinh, gần 90% chiều dài 600km đường bờ của ĐBSCL có hiện tượng xói lở.

Nhiều thách thức khi “quy về một mối” 

Chuyên gia Đặng Hùng Võ cho biết, ngoài tư duy quy hoạch thời kỳ bao cấp vẫn kéo dài đến hiện nay, thì tính cát cứ, quyền lực của các bộ vẫn rất mạnh tạo ra thách thức trong quy hoạch tích hợp. 

“Bộ nào cũng muốn nắm giữ quyết định quyền quy hoạch của mình, chính vì vậy, quy hoạch tích hợp sẽ rất khó, bởi không ai chịu “nhả” quyền lực ra cả” — nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh. 

Nói về những thách thức khi lập quy hoạch cho vùng, ông Võ cho biết thêm, Luật - khung pháp lý cần thiết khi lập quy hoạch tích hợp, nhưng điều quan trọng là phương pháp lập được quy hoạch tích hợp. Đồng thời, cơ sở dữ liệu để làm quy hoạch thì gần như chưa có. Đặc biệt, công nghệ để áp dụng cho quy hoạch phải nói đến là công nghệ hệ thống thông tin địa lý hiện của Việt Nam có lẽ còn rất là yếu. Để đánh giá tính hiệu quả của một bản quy hoạch phải có hệ thống chỉ số để đánh giá hiệu quả, tác động của bản quy hoạch đó đối với kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa… của vùng. Ngoài ra, về phương pháp luận của quy hoạch phải thống nhất. 

“Khi đã tích hợp thì tất cả các yếu tố của quy hoạch tính theo các ngành lĩnh vực khác nhau cũng phải được điều chỉnh đến một lúc nào đó nó phải dẫn về một giải pháp kỹ thuật, chứ không chỉ đơn thuần là những cái điều kiện mà luật pháp quy định” - ông Võ cho biết.

Để có được bản quy hoạch tích hợp cho vùng ĐBSCL, ông Võ cho rằng, cần phải thể hiện rõ bốn tiêu chí: Tính trùng khớp giữa các loại quy hoạch, hệ thống phân vùng phải thống nhất, có quy hoạch khái quát và tiếp theo là quy hoạch chi tiết hơn; và quy hoạch định hướng phát triển cho từng vùng trong hệ thống phân vùng phải thống nhất giữa các loại quy hoạch khác nhau tránh để xảy ra xung đột. 

Ngoài ra, tại hội thảo các chuyên gia cũng tập trung thảo luận nhằm giải quyết những vấn đề thách thức của khu vực ĐBSCL trong quản lý nguồn nước, định hướng phát triển nông nghiệp, việc phát triển hạ tầng giao thông vùng trong bối cảnh BĐKH...

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc

(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ này sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.

Đọc thêm

Ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến hết năm 2027

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Ngành Ngân hàng phải tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, có tác động đến nhiều chính sách, trong đó có chính sách tiền tệ, sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để bàn và lắng nghe các giải pháp phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng năm 2025.

Tuyên truyền sâu rộng chính sách pháp luật trong lĩnh vực hải quan

Cán bộ Hải quan phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân. (Ảnh: Quang Phú)
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin năm 2025 nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành để tổ chức, cá nhân có liên quan nắm bắt và thực thi có hiệu quả; gắn phổ biến pháp luật với xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan…

Chính sách thuế mới của Trump tác động thế nào tới xuất khẩu cá ngừ Việt Nam?

Chính sách thuế mới của Trump tác động thế nào tới xuất khẩu cá ngừ Việt Nam?
(PLVN) -  Năm 2024, ngành cá ngừ Việt Nam đã cán đích ấn tượng với kim ngạch XK đạt 989 triệu USD, tăng 17% so với năm 2023. Trong số các thị trường XK cá ngừ, Mỹ đang là thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam với tỷ trọng chiếm hơn 39% tổng kim ngạch XK. Chính vì thế, các doanh nghiệp đang rất là lo ngại về những chính sách thương mại, đặc biệt là các mức thuế quan mà chính quyền Trump có thể áp dụng với các quốc gia đang có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Mãnh liệt sức sống Việt

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp. Ảnh: VGP.
(PLVN) -  Hôm qua (10/2), “Hội nghị của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới” đã diễn ra tại Hà Nội trong một bối cảnh đặc biệt.

Nhiều đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân

Nhiều đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân
(PLVN) -  Hiện nhiều ý kiến đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đều cho rằng cần phải thay đổi mức giảm trừ gia cảnh và các bậc tính thuế. Trong tờ trình mới nhất về sửa đổi Luật Thuế TNCN của Bộ Tài chính, các vấn đề này đều đã được đề cập cụ thể.

Vốn chính sách giúp nhiều nữ đảng viên vùng cao phát triển thành công kinh tế gia đình

Nữ đảng viên Vũ Thị Lệ Thủy - Giám đốc HTX 3T Farm, thị trấn Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) giới thiệu sản phẩm cam chất lượng cao để bán ra thị trường. (Ảnh trong bài: Trần Lê)
(PLVN) -  Không chỉ thể hiện vai trò của người đảng viên gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nữ đảng viên còn là gương sáng khi quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách, nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương.

Tín hiệu vui về nội lực doanh nghiệp Việt

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tại Tập đoàn THACO. Ảnh: VGP
(PLVN) -  Ngày 8/2 vừa qua, trong chương trình công tác tại Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc với Cty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO) tại Khu kinh tế mở Chu Lai.

Để có những vụ mùa bội thu

Ngành Nông nghiệp các địa phương, điển hình như Bình Thuận, nỗ lực vượt khó và đột phá. (Ảnh: Báo Bình Thuận)
(PLVN) - Bước vào năm mới, trên khắp các tỉnh, thành, không khí lao động sản xuất sôi động đang lan tỏa mạnh mẽ, từ miền núi phía Bắc đến Đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân cùng các doanh nghiệp nông nghiệp đồng lòng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng chuỗi giá trị bền vững. Sự chung sức này đã và đang góp phần đưa ngành Nông nghiệp cả nước phấn đấu đạt những thành tựu vượt bậc, hướng đến mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025.

Đồng Nai trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án lớn

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai trao Giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp. (Ảnh: H.M)
(PLVN) - Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn trong nước; trong đó, 12 dự án FDI với tổng vốn hơn 680 triệu USD và 2 dự án trong nước với vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.

Xuất khẩu nông sản gặp khó ngay đầu năm 2025

Xuất khẩu nông sản gặp khó ngay đầu năm 2025
(PLVN) - Chia sẻ về tình hình tăng trưởng của ngành nông nghiệp đầu năm 2025, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, nông sản đang gặp bất lợi kép do sản lượng tăng nhưng giá và sức mua giảm.

EU siết quy định đối với nông sản tươi: Lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Ảnh minh họa. (Ảnh: TTĐN)
(PLVN) -  Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ điển cho biết, Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn đối với nông sản tươi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tác động môi trường. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến thị trường Bắc Âu, gồm Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy – nơi nổi tiếng với yêu cầu cao về an toàn thực phẩm. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Sức Xuân trên công trường

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong những ngày đầu Xuân, ngay từ 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chương trình công tác kiểm tra một số công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm.

Bảo đảm cấp đủ vốn cho mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2025. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) -  Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bảo đảm nguồn vốn cho nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh vốn huy động, vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế với chính sách lãi suất hợp lý. Ngoài ra, nếu cần thiết, NHNN sẽ sử dụng các công cụ điều hành trong việc cung ứng vốn, tái cấp vốn…

Nghiệm thu phòng thí nghiệm Nông sản và Thực phẩm tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II

Quang cảnh Lễ ký kết
(PLVN) - Ngày 6/2, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quốc tế Tân Đại Dương (Việt Nam) và Tập Đoàn Kiểm Nghiệm Trung Quốc - Công ty TNHH Quảng Tây, Chi nhánh Đông Hưng (Trung Quốc) đã ký kết nghiệm thu bàn giao nhà làm việc, trang thiết bị phòng thí nghiệm Nông sản và Thực phẩm (CCIC) tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II.