ĐBQH đề nghị cảnh báo khẩn cấp để chấm dứt tình trạng trẻ em dùng smartphone

(PLO) - Đặc biệt dành sự quan tâm cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em, ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) đề nghị toàn xã hội, nhất là gia đình phải phối hợp tích cực với nhà trường để giáo dục trẻ, truyền thông cần cảnh báo khẩn cấp để chấm dứt tình trạng nhiều gia đình cho trẻ xem tivi, sử dụng smartphone.

Phát biểu trong nghị trường Quốc hội, ĐB Ngọ Duy Hiểu nói: “Công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Truyền thống đạo lý Việt Nam trong ứng xử với trẻ em đã dành nhiều "lời vàng" và sự quan tâm đặc biệt. Nhưng thực tế hiện nay, trẻ em nước ta đang đứng trước rất nhiều thách thức. Đó là trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại, tự kỷ, tự tử, đuối nước, tai nạn giao thông; hay trẻ em hư, chống đối, vi phạm pháp luật, phạm tội và cả việc trẻ em bị phá hoạt nhân cách do sự vô tình của người lớn.

Thực trạng này đã thực sự gây ra nhức nhối lớn cho toàn xã hội, tác động xấu đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, đến nền tảng đạo đức xã hội và sự phát triển bền vững đất nước”.

Theo ông, có nhiều nguyên nhân của thực trạng trên, trong đó phải kể đến chuyện chưa coi trọng giáo dục từ sớm, tức là trước 6 tuổi. Môi trường gia đình không thuận lợi, môi trường xã hội bất an, sự thiếu gương mẫu của 1 bộ phận người lớn, công tác quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, giáo dục đào tạo và sự chung tay của toàn xã hội trong giáo dục trẻ còn hạn chế.

"Tại diễn đàn này, tôi đề nghị Quốc hội và Chính phủ: Quốc hội tiếp tục quan tâm, giám sát việc thực hiện Luật Trẻ em. Chính phủ chỉ đạo các cơ quan làm tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về trẻ em, gia đình và giáo dục đào tạo. Tăng cường đôn đốc kiểm tra và nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp mới để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ an toàn", ĐB Ngọ Duy Hiểu đề xuất.

ĐB cũng kiến nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có đột phá trong công tác giáo dục mầm non. Theo đó, cần nhận thức đúng vị trí bậc học nền tảng và đặc biệt quan trọng này.

Ông cho biết, kinh nghiệm của các nước phát triển công nghệ tiên tiến và có nguồn nhân lực chất lượng cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Israel đều là những nước rất coi trọng giáo dục sớm và coi trọng bậc học mầm non.

Từ đó, ĐB đề nghị chính phủ cần có đổi mới về nội dung, cách thức và mô hình giáo dục trẻ; quan tâm đào tạo đội ngũ nhà giáo, cô nuôi dạy trẻ đáp ứng yêu cầu; nghiên cứu sửa đổi, tăng lương cho giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục mầm non, vì cô giáo mầm non vừa sử dụng trí tuệ, kỹ năng, tình yêu thương để giáo dục trẻ nhưng đồng thời họ phải lao động chân tay để chăm lo bữa ăn, giấc ngủ và dỗ dành trẻ, họ rất xứng đáng để được nhận đồng lương cao hơn.

“Chúng ta quyết không còn những trường hợp như cô giáo Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh, sau 37 năm dạy học mầm non, nay khi nhận quyết định nghỉ hưu cô đã chết lặng với mức lương hưu mà được hưởng sắp tới sẽ là 1,3 triệu đồng/tháng. Toàn xã hội, nhất là gia đình phải phối hợp tích cực với nhà trường để giáo dục trẻ, truyền thông cảnh báo khẩn cấp để chấm dứt tình trạng nhiều gia đình cho trẻ xem tivi, sử dụng điện thoại smartphone, Ipad triền miên làm cho trẻ không còn nhu cầu giao tiếp xã hội, dẫn đến tự kỷ, phát triển lệch lạc và bạo lực ngày càng tăng”, ĐB nói.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...