Đẩy mạnh việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) -Hôm nay (12/10), Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ lao động Thương binh và xã hội đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Đề án “Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” (Đề án).

Đề án trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017.Theo đó, mục tiêu cụ thể được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2017 - 2020: đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Cụ thể, sẽ hoàn thành việc bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên và cán bộ cốt cán tham gia biên soạn chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu của từng cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; phấn đấu trong năm 2018 bồi dưỡng 100% số người viết chương trình, 100% số người biên soạn tài liệu học tập và biên soạn bộ sách giáo khoa phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, cùng với một số tác giả bộ sách giáo khoa khác; hoàn thành xây dựng chương trình thí điểm phù hợp với tiến độ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới…

Sau hơn 1 năm triển khai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì về nội dung, tiến độ triển khai, theo dõi giám sát thực hiện Đề án đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thành lập Ban điều hành đề án, xây dựng được các kế hoạch chi tiết thực hiện đề án, xây dựng dự toán kinh phí năm 2018 và tổng thể kinh phí của đề án. Một số Bộ đã bắt đầu triển khai việc điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo về quyền con người để đưa vào chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, nhiều nội dung của đề án còn chậm so với tiến độ đã đề ra, mà nguyên nhân do quy mô đề án lớn, liên quan đến nhiều bộ, ngành nên việc triển khai gặp khó khăn.

Cho ý kiến tại hội nghị, các ý kiến đều nhất trí cao và cho rằng Đề án có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, bởi vậy càng triển khai sớm càng tốt. Các đại biểu cũng tập trung đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong đó, chỉ ra Đề án có quy mô lớn, liên quan đến nhiều cơ quan, bộ, ngành  phối hợp nên việc triển khai còn gặp khó khăn. Các thành viên Ban điều hành, tổ thư ký đều hoạt động kiêm nhiệm; tiến độ của một số cơ quan chậm dẫn tới chậm tiến độ chung; chưa có hướng dẫn về phân bổ kinh phí…

“Theo Đề án thì tôi thấy có nhiều nôi dung đề ra đến quý 4/2018 phải thực hiện, nhưng năm 2019 phải vận dụng chương trình sách giáo khoa mới, vậy triển khai như thế nào cho phù hợp? Bên cạnh đó, việc đưa nội dung này (quyền con người- PV) vào sách giáo khoa thì chúng ta phải tính đến chuyện quá tải ra sao, bởi hiện nay các em học sinh đã quá tải rồi”- ông Tạ Văn Hạ, ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên- Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội lo lắng. 

Cùng chung băn khoăn này, ông  Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu thực tế:  về cơ bản tất cả các nội dung lồng ghép vào chương trình sách giáo khoa mới thì đã được các chuyên gia nghiên cứu và đưa vào rồi. Vì vậy đây cũng là một khó khăn khi đề án của chúng ta được phê duyệt tương đối là chậm so với tiến độ của chương trình sách giáo khoa và nó cũng sẽ thay đổi một số cấu trúc của chương trình sách giáo khoa ở các cấp.

Kết luận hội nghị, ông Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy viên Thường trực Ban Điều hành Đề án cho biết: Trên cơ sở kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án, các cơ quan tham gia thực hiện Đề án đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện một số hoạt động của Đề án theo sự phân công của Ban điều hành Đề án. “Chưa bao giờ chúng tôi triển khai Đề án quyết liệt như bây giờ”- ông Kiên khẳng định, đồng thời cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án trong thời gian qua vẫn còn nhiều hoạt động chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, trong đó có nguyên nhân thiếu kinh phí, “mặc dù đã có kế hoạch, chỉ thiếu tiền”.

Bởi vậy, Viện trưởng Viện Quyền con người đề nghị các Bộ liên quan làm việc khẩn trương với Bộ Tài chính để đề nghị Bộ này tạm cấp một khoản kinh phí cho hoạt động năm 2018 để kịp triển khai Đề án trong thực tế./.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...