Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám, chữa bệnh

AI trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong nội soi tiêu hóa. (Ảnh minh họa: BVBM)
AI trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong nội soi tiêu hóa. (Ảnh minh họa: BVBM)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong thời đại công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay đổi diện mạo của ngành y tế toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó khi ứng dụng AI trong khám, chữa bệnh ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đưa AI vào hoạt động khám, chữa bệnh tình nguyện

Vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã phối hợp với chương trình CAREME tổ chức Lễ ra quân Hành trình “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” năm 2025, với chủ đề “Thầy thuốc trẻ xung kích, vươn mình trong kỷ nguyên số”. Hành trình năm nay dự kiến diễn ra trên cả nước từ tháng 5 đến tháng 11/2025, với 4 đội hình: Khám tình nguyện; Chuyển đổi số y tế; Sàng lọc bệnh; Vận động hiến máu, mô, tạng.

Điểm nhấn nổi bật của hành trình năm nay là việc đẩy mạnh ứng dụng AI vào hoạt động khám, chữa bệnh tình nguyện. Theo đó, bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, các đội hình có thêm nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn người dân sàng lọc bệnh trên nền tảng trực tuyến của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, sàng lọc bệnh bằng AI trên page: http://khoemanh.net.

Đồng thời, triển khai cài đặt và tư vấn qua app đối với người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe từ xa, tiến hành tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho người dân. Tổ chức xây dựng hồ sơ khám bệnh điện tử, tiến hành nghiên cứu lấy ý kiến người dân để đánh giá tình trạng sức khỏe và tiến hành theo dõi, chăm sóc sức khỏe từ xa cho người dân.

Mục tiêu hành trình hướng đến là 1 triệu người dân được sàng lọc bệnh thông qua nền tảng AI trong năm nay. Bên cạnh đó, tổ chức các chương trình “Bình dân học AI” cho đối tượng thanh niên, các khóa chuyên sâu về AI tạo sinh trong y tế cho y, bác sĩ trẻ, phối hợp với các công ty công nghệ triển khai hoàn thiện nền tảng AI phục vụ cho y bác sĩ và người dân, thuận tiện cho hoạt động chăm sóc sức khỏe thường xuyên và chuyển đổi số y tế.

Chia sẻ về hành trình năm nay, ông Nguyễn Tường Lâm - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, trưởng ban chỉ huy hành trình cho biết: “Với chủ đề “Thầy thuốc trẻ xung kích, vươn mình trong kỷ nguyên số”, chương trình đã bám sát định hướng lớn của Đảng, thể hiện rõ trách nhiệm và tinh thần tiên phong của đội ngũ y, bác sĩ trẻ trong việc tiếp cận và làm chủ các thành tựu công nghệ hiện đại: từ y tế số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong y khoa, đến khám, chữa bệnh từ xa và y học cá thể hóa. Tinh thần đó cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình năm nay”.

Để AI thành công cụ hỗ trợ hiệu quả

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, công nghệ hiện đại nói chung và AI nói riêng đã trở thành một phần không thể thiếu, được ứng dụng mạnh mẽ và hiệu quả trong công tác khám, chữa bệnh tại nhiều bệnh viện lớn trên khắp cả nước.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, AI đang tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc phát hiện và quản lý các bệnh lý tiêu hóa, nhất là trong nội soi. Các hệ thống AI không chỉ nâng cao tỷ lệ phát hiện polyp và ung thư ở giai đoạn sớm mà còn góp phần giảm thiểu sai sót do yếu tố con người, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng dịch vụ y tế.

Hay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ứng dụng AI trong kỹ thuật sinh thiết phổi dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính giúp quá trình sinh thiết chính xác hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn nhờ khả năng hỗ trợ lập kế hoạch, điều hướng kim, giảm liều tia, giám sát biến chứng.

Nhìn chung, việc ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế đang mở ra những bước tiến mới, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Việt Nam. Đây cũng là quan điểm được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chia sẻ với truyền thông mới đây: “Thực tiễn phát triển cho thấy AI đã và đang được ứng dụng ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là trong hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh, tối ưu hóa phác đồ điều trị và nâng cao hiệu quả quản lý bệnh viện. Một số bệnh viện lớn đã bước đầu triển khai AI trong khám, chữa bệnh, mang lại những kết quả khả quan”.

Tuy nhiên, để AI thực sự trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả trong khám, chữa bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức nhận định, cần có hành lang pháp lý đầy đủ, bảo đảm an toàn dữ liệu và tính chính xác trong ứng dụng. Bộ Y tế khẳng định, trong thời gian tới sẽ tập trung vào hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế, nhằm bảo đảm việc kiểm định và đánh giá chất lượng công nghệ trước khi áp dụng vào thực tiễn lâm sàng. Song song đó, công tác đào tạo đội ngũ nhân lực y tế có khả năng tiếp cận và sử dụng AI một cách hiệu quả cũng sẽ được chú trọng đẩy mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Đọc thêm

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.

'Nếu giá thuốc lá tăng mạnh, tôi đã không nghiện'

Giá thuốc lá tại Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất khu vực, khiến sản phẩm gây nghiện này dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của anh Đinh Đức Hoàng, một người đàn ông đã hút thuốc hơn 20 năm. Với anh và nhiều người khác thói quen này bắt đầu từ sự tò mò tuổi trẻ rồi ngày càng hút nhiều hơn bởi... “giá thuốc rẻ ”. Khi vấn đề tăng thuế được đưa ra lấy ý kiến, chính những người “trong cuộc” ấy thừa nhận: Đó là biện pháp cần thiết để ngăn chặn con đường “nghiện thuốc lá”. Bởi họ hiểu rõ hơn ai hết: “Hút thì dễ, bỏ mới khó và khi thuốc lá còn rẻ, ai cũng có thể nghiện.”