Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Năm vừa qua, Bộ Tư pháp đã từng bước hoàn thiện và triển khai mở rộng phạm vi áp dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung, trong đó có phân hệ phần mềm đăng ký khai sinh – kết nối cấp số định danh cá nhân cho trẻ em. Phần mềm, cũng như công tác triển khai, hỗ trợ trong quá trình thực hiện đều được các địa phương thực hiện đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả.

Tính đến nay, phần mềm đăng ký khai sinh (ĐKKS) đã được mở rộng và triển khai tại 18 tỉnh, thành phố; triển khai phần mềm đăng ký hộ tịch tại 16 tỉnh, thành phố; đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch cho 8 tỉnh.

Tính đến ngày 9/11/2017, trên toàn hệ thống đã ghi nhận ĐKKS cho 1.014.041 trường hợp; đăng ký khai tử cho 125.850 trường hợp. Từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 9/11/2017, Bộ Tư pháp đã kết nối, chuyển thông tin về nhân thân của gần 2.200.000 công dân sang Bộ Công an, phục vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư (bao gồm thông tin cha, mẹ, thông tin bản thân người được khai sinh của 765.280 trường hợp trẻ được ĐKKS tại 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó một số trường hợp trẻ em không có thông tin về cha, mẹ).

Song song với đó, Bộ Tư pháp đã chủ động lồng ghép hoạt động kiểm tra, đánh giá tình hình, kết hợp hướng dẫn, xử lý vướng mắc, khó khăn trong triển khai thực hiện Luật Hộ tịch cùng với hoạt động khảo sát, đánh giá, hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024. Ngoài ra, còn tổ chức một số lớp tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ hộ tịch nhằm chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch, giải đáp, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc cho trên 200 học viên công tác tại các Sở Tư pháp.

Qua 2 năm triển khai thi hành Luật Hộ tịch, Bộ Tư pháp đã phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thành công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch của hơn 700 phòng tư pháp cấp huyện và 63 Sở Tư pháp trong cả nước. Việc giải quyết, trả lời, hướng dẫn các địa phương về nghiệp vụ hộ tịch cơ bản được thực hiện hiệu quả; kịp thời chỉ đạo các Sở Tư pháp kiểm tra, xác minh, xử lý các vấn đề “có biểu hiện nóng” trong lĩnh vực hộ tịch. Đồng thời tiếp tục rà soát, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ CSDL điện tử về con chung của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; nghiên cứu đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề hộ tịch, quốc tịch đối với những trẻ em chưa được ĐKKS và xác định quốc tịch.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024 còn nhiều khó khăn do một số bộ, ngành địa phương chưa quán triệt tầm quan trọng, ý nghĩa của việc thực hiện Chương trình này. Trong đó, một số nhiệm vụ lớn chưa triển khai kịp thời như Thông tư hướng dẫn về việc cấp Giấy báo tử, Dự án khả thi Đề án CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc.

Việc triển khai thực hiện Đề án CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế từ Trung ương đến địa phương do chưa bố trí được nguồn kinh phí triển khai, chưa xây dựng dự án khả thi theo đúng tiến độ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn lực tài chính các địa phương chưa đồng  bộ, nhiều địa phương chưa triển khai áp dụng phần mềm đăng ký hộ tịch dùng chung.

Thực tế triển khai thi hành các văn bản liên quan đến hộ tịch vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực  hiện các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình. Việc giải quyết vấn đề hộ tịch, quốc tịch bảo đảm quyền của trẻ em là “con lai” còn phát sinh nhiều vướng mắc, thông tin quốc tịch của trẻ không chính xác, thông tin về nhân thân của trẻ, cha mẹ trẻ, nơi sinh và việc nhập cảnh của trẻ không hợp lý, thông tin thống kê về trẻ trong CSDL không khớp với số liệu địa phương báo cáo. Điều này gây khó khăn trong việc tổng hợp, phân loại nhóm trẻ và đưa ra đề xuất giải quyết với từng nhóm.

Để kịp thời khắc phục những tồn tại trên, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, đẩy mạnh ứng dụng công  nghệ thông tin phục vụ hiệu quả hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Bộ Tư pháp cần chủ động hơn nữa trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan, UBND các cấp tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch gắn với triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành, tổng hợp nội dung vướng mắc, bất cập, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Thông tư số 15/2015/TT-BTP.

Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Đề án CSDL hộ tịch toàn quốc, hoàn thiện phần mềm đăng ký quản lý hộ tịch dùng chung, mở rộng phạm vi áp dụng; tăng cường khảo sát, kiểm tra, thanh tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, đặc biệt tại cấp huyện và cấp xã. Đồng thời hoàn thiện CSDL về “con lai” theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng để địa phương chủ động cập nhật thông tin, đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm giải quyết việc xác định quốc tịch,  ĐKKS, bảo đảm quyền lợi cho trẻ em.

Đọc thêm

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.