Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kịp thời phát hiện và xử lý buôn lậu, gian lận thương mại

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 8/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì Hội nghị.

Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2024, các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 64.185 vụ việc vi phạm (giảm hơn 2,8% so với cùng kỳ). Thu nộp ngân sách nhà nước hơn 6.066 tỷ đồng (giảm hơn 7,5% so với cùng kỳ); khởi tố hình sự 650 vụ (giảm hơn 44,2% so với cùng kỳ), 1.913 đối tượng (giảm hơn 18,8% so với cùng kỳ).

Dư báo, trong 6 tháng cuối năm 2024, kinh tế đất nước tiếp tục đà phục hồi, phát triển tích cực. Các đối tượng sẽ tăng cường hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, mua bán, vận chuyển hàng cấm, kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng nhập lậu, hàng giả trên các tuyến biên giới, cửa khẩu, cảng biển, vùng biển, địa bàn nội địa. Đồng thời lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, chuyển phát nhanh, các đối tượng sẽ tăng cường các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, với phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi hơn, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng.

Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau: Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Tiếp tục quán triệt, thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024.

Tiếp tục rà soát, kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp diễn biến tình hình địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ; đặc biệt tập trung đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, động vật hoang dã, buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá, xăng dầu, đường cát, vàng, ngoại tệ…;

Tăng cường giáo dục cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không tiếp tay, bảo kê, bao che cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khích lệ, động viên tinh thần, lan tỏa gương người tốt, việc tốt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, các địa phương phản ánh việc xử lý hàng vi phạm qua đường hàng không mất nhiều thời gian do có sự tham gia của nhiều lực lượng; việc bảo quản và xử lý tang vật, vật chứng thu giữ gặp nhiều khó khăn do thiếu nơi lưu giữ; thời gian xử lý hàng hoá bị tịch thu kéo dài. Bên cạnh đó, công tác chống buôn lậu trong hoạt động thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn do hệ thống quy định của pháp luật chưa theo kịp tốc độ phát triển của thương mại điện tử.

Ngoài ra, nhiều địa phương kiến nghị cần rút ngắn thời gian xử lý hàng hoá vi phạm qua đường hàng không; hoàn thiện quy định về bảo quản, xử lý tang vật, vật chứng để tránh thất thoát, hư, hỏng tài sản Nhà nước và cá nhân; hoàn thiện hàng lang pháp lý để quản lý hoạt động thương mại điện tử nhằm phòng ngừa buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, và tránh thất thu thuế.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian qua.

Phó Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng quyết liệt hơn, phối hợp tốt hơn trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó phải nêu cao vai trò của người đứng đầu; Các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những lổ hổng về pháp lý, sai sót để nhắc nhở các lực lực lượng chức năng trong việc thực thi đạo đức công vụ; thường xuyên quan tâm, nâng cao năng lực của các lực lượng chức năng, nhất là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

Phó Thủ tướng mong các cơ quan truyền thông tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức để người dân trở thành những người tiêu dùng thông minh.

Đối với việc hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát các quy định còn bất cập và gửi tới 3 địa chỉ: Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để xử lý theo thẩm quyền, nội dung nào vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ; tăng cường hợp tác quốc tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả./.

Đọc thêm

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác THADS, THAHC năm 2024 và triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng giải pháp trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

“Tướng” Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Sông Đà 11 (áo kẻ) báo cáo lãnh đạo EVN về tiến độ công trình đường dây 500kV mạch 3.
(PLVN) -“Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!” để chinh phục cho được điểm cao 145 mét, dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"
(PLVN) - Theo  PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, “Quyền con người” là khát vọng của con người, là giá trị phổ quát của nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp của văn hóa nhân loại, là biểu hiện trình độ của tiến bộ xã hội, vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc, dù có sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đều có quyền thụ hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển giá trị xã hội cao đẹp này. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Hải Bình về vấn đề này. 

A Bát: Tổ trưởng Tổ an ninh cơ sở mẫn cán của buôn làng Ba Na

Ông A Bát tích cực vận động dân làng tin vào Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
(PLVN) - Hàng chục năm qua, ông A Bát (SN 1960, trú tại thôn Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, giúp bà con thoát nghèo. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, ông A Bát vinh dự khi được nhận Bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Hải Phòng: Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác quản lý Lý lịch tư pháp

Hải Phòng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp Phiếu LLTP, xóa án tích.
(PLVN) -  Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, UBND TP Hải Phòng, công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) và xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP của Hải Phòng dần đi vào nền nếp; qua đó góp phần cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục đề nghị cấp Phiếu LLTP.

Nữ cán bộ ngành Tư pháp tự tin, tỏa sáng dịp 20/10

Các đại biểu tham dự buổi sinh hoạt nữ công chiều 18/10.
(PLVN) - Chiều 18/10, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp tổ chức buổi sinh hoạt nữ công để ôn lại truyền thống, nâng cao nhận thức của công chức, viên chức nói chung; công chức, viên chức nữ nói riêng về vai trò, sự đóng góp đối với Bộ, ngành Tư pháp, đồng thời tăng cường giao lưu, tạo sự gắn kết trong cơ quan Bộ.

Chi bộ Khối Hành chính (Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam): Sinh hoạt chi bộ tháng 10 và kết nạp đảng viên mới tại Sài Sơn, Quốc Oai

Các đảng viên Chi bộ Khối Hành chính tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy)
(PLVN) - Sáng 18/10, tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, Chi bộ Khối Hành chính thuộc Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tổ chức sinh hoạt chi bộ tháng 10;

Cần có chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 18/10, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học về Chính sách, pháp luật về nhà giáo: Tiếp cận từ thực tiễn các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. PGS.TS Tô Văn Hoà, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chủ trì Hội thảo.