Đẩy mạnh tương trợ tư pháp trong thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài

Đẩy mạnh tương trợ tư pháp trong thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài
(PLVN) -Một trong những khó khăn chủ yếu trong công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đó là đương sự cất giấu, hợp pháp hóa tài sản tham nhũng, tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Do đó đặt ra yêu cầu bổ sung các quy định về thu hồi tài sản và xác định rõ vấn đề thu hồi tài sản do phạm tội mà có thuộc phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự.

Quá trình phát hiện, điều tra, xử lý một vụ án tham nhũng thường diễn ra tương đối dài, bị cắt khúc qua nhiều cơ quan xử lý khác nhau trong khi đó các cơ quan có thẩm quyền thường chưa kịp thời áp dụng các biện pháp thu hồi, tạo điều kiện người phạm tội tẩu tán hết tài sản. Nhiều trường hợp hành vi tham nhũng xảy ra thời gian khá lâu mới bị phát hiện, đối tượng đã cất giấu, tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản, thậm chí đã sử dụng phần lớn tài sản chiếm đoạt được, nhờ người khác đứng tên, chuyển tiền, tẩu tán ra nước ngoài, tiêu xài hết nên khi bị phát hiện không còn khả năng khắc phục hậu quả, không còn tài sản đề thu hồi.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng, trong thời gian tới cần tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể về năng lực tổ chức và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng như: Kiểm toán, Thanh tra, Điều tra, Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án và các tổ chức có thẩm quyền. 

Trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện rà soát hoàn thiện pháp luật. Trong đó, rà soát và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với Công ước về các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng nói chung và thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài nói riêng; kết hợp với việc tổng kết toàn diện cơ chế phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian qua để có những đánh giá, kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

Đặc biệt, cần kịp thời bổ sung các quy định về thu hồi tài sản và xác định rõ vấn đề thu hồi tài sản do phạm tội mà có thuộc phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự. Theo đó, cần quy định đầy đủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong việc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác minh, phong tỏa, thu giữ, chuyển giao tài sản tham nhũng có nguồn gốc từ Việt Nam ở nước ngoài về cho Nhà nước Việt Nam; thực hiện ủy thác hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về xác minh, phong tỏa, thu giữ, tịch thu tài sản tham nhũng có nguồn gốc từ nước ngoài. Xác lập được cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trong việc thực hiện thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài. 

Cùng với đó, cần đẩy mạnh tham gia, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự giữa Việt Nam với các nước nhằm tạo cơ sở pháp lý, cơ chế phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng có yếu tố nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài xảy ra ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng; nhu cầu hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia liên quan về lĩnh vực tư pháp hình sự, trong đó có vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng là một đòi hỏi khách quan. Thành công trong thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài đòi hỏi cơ chế hợp tác quốc tế hiệu quả giữa quốc gia yêu cầu thu hồi tài sản và quốc gia được yêu cầu. Tuy nhiên đến nay, hầu hết các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết đều không có quy định rõ ràng về thu hồi tài sản tham nhũng. 

Do vậy, Việt Nam cần ưu tiên áp dụng các hiệp định, thoả thuận đã ký kết có nội dung thu hồi tài sản tham nhũng. Tiếp tục tham gia, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp song phương trong lĩnh vực hình sự và dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam với các nước nhằm tạo cơ sở pháp lý, cơ chế phối hợp trong xử lý các vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài.

Tăng cường vai trò của các cơ quan đầu mối trung ương trong tương trợ tư pháp hình sự; thường xuyên trao đổi, đôn đốc các cơ quan tố tụng nước ngoài thực hiện kịp thời các yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương nhằm tạo ra những diễn đàn chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tốt và hợp tác giữa các cơ quan có chức năng thu hồi tài sản tham nhũng. 

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.