Đẩy mạnh trợ giúp pháp lý để nạn nhân bị mua bán trở về biết quyền của mình

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân vùng cao tại tỉnh Lào Cai về tội phạm mua bán người
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân vùng cao tại tỉnh Lào Cai về tội phạm mua bán người
(PLO) - Trong loạt bài 3 kỳ đăng tải trên các số báo PLVN ngày 5, 12, 19/8/2018 về những bất cập thực tế trong công tác phòng chống mua bán người ở Việt Nam đã có đề cập tới những vướng mắc về mặt pháp luật ở góc độ tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân trở về. 

Có thể nói, cùng với Luật Phòng, chống mua bán người, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này đã được xây dựng khá đầy đủ để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai ở địa phương. Tuy nhiên cho đến nay khó khăn, thách thức về cơ chế chính sách vẫn là rào cản lớn, đòi hỏi cần phải sớm sửa đổi, bổ sung về mặt pháp định.

Nạn nhân đã bị cộng đồng kỳ thị lại thêm sợ hãi vì bị pháp luật xử phạt

Trong loạt bài báo trước đã có đề cập đến trường hợp của chị H. sinh năm 1978, quê quán Hà Nội, được Công an PC45 Hà Nội giao chuyển đến Ngôi nhà Bình yên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) tháng 6/2015. Cuối năm 2014 chị H. bị lừa bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Trong một lần chủ sơ hở, chị H. đã chạy trốn được đến đồn công an Trung Quốc và được về Việt Nam. Về đến nhà, chị H. đã trình báo cho công an Hà Nội và được hỗ trợ đưa vào Ngôi nhà Bình yên. Theo cán bộ của Ngôi nhà Bình yên, mặc dù theo yêu cầu của Công an TP Hà Nội, chị H. đã nhiều lần làm việc với công an và đã đi Lào Cai để tham gia quá trình điều tra tội phạm mua bán người, tuy nhiên, hiện tại chị vẫn chưa được cấp giấy xác nhận của cơ quan chức năng về việc là nạn nhân của mua bán người nên khó khăn trong quá trình tái hòa nhập.

Trường hợp của chị H. là một trong rất nhiều trường hợp nạn nhân bị mua bán trở về đang gặp những vướng mắc do bất cập của pháp luật. Mới đây, tại cuộc hội thảo rà soát, đánh giá tổng quan chính sách pháp luật về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội – Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức, với vai trò tổ chức có nhiều nỗ lực tham gia quá trình tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về, đại diện Ban Tuyên giáo - Trung ương Hội LHPNVN cho biết, trên thực tế, nạn nhân bị mua bán trở về rất cần được biết về các quyền của mình (kể cả các quyền trong quá trình tố tụng), cần được biết về các chính sách hỗ trợ để sau khi hồi hương về với gia đình sẽ thuận lợi trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, khi lưu trú ở các cơ sở bảo trợ xã hội, nạn nhân thường không được tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, do các cơ sở này không được quy định trách nhiệm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong Luật Phòng chống mua bán người, mặt khác, nguồn nhân lực ở các cơ sở bảo trợ xã hội không đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng tư vấn.

Đồng quan điểm ở khía cạnh nạn nhân bị mua bán trở về rất cần được trợ giúp pháp lý, ông Lê Đức Hiền - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn cho biết, mặc dù pháp luật quy định nạn nhân bao gồm cả những người bị mua bán trong nước và nam giới, tuy nhiên, trong thực tế hiện đang thiếu dịch vụ hỗ trợ cho hai dạng đối tượng này, đặc biệt là nam giới. Điều này một phần là do pháp luật vẫn còn thiếu quy định cụ thể về từng loại đối tượng được hỗ trợ, bao gồm những nạn nhân tự trở về, nạn nhân ở địa phương khác, nạn nhân là nam giới, nạn nhân bị mua bán trong nước.., nên chính quyền các địa phương gặp khó khăn trong việc hỗ trợ cho các đối tượng nạn nhân khác nhau.

Mặt khác, dù hành lang pháp lý đã xác lập một cơ chế khá toàn diện để hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, trong đó đã tính đến đặc điểm và những nhu cầu riêng của từng nhóm đối tượng nạn nhân. Nhưng xét tổng thể, cơ chế pháp lý hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hiện nay vẫn còn một số bất cập. Đơn cử như pháp luật vẫn chưa quy định việc loại trừ trách nhiệm hành chính cho nạn nhân bị mua bán nên họ vẫn có thể bị xử phạt hành chính trong một số trường hợp, ví dụ như bán dâm, xuất nhập cảnh trái phép, sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất nhập cảnh. Những điều này có thể làm tổn hại đến quá trình hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân, do gây cho họ cảm giác sợ hãi và bị kỳ thị.

Nạn nhân bị mua bán cần được trợ giúp pháp lý miễn phí

Theo Hội LHPNVN, giai đoạn 2012-2017 tại Ngôi nhà Bình yên thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển, trong số 181 nạn nhân được hỗ trợ thì 98 lượt người được học nghề, trong đó 38 người có việc làm ổn định, một số người làm việc tại các khách sạn 5 sao, có thu nhập tốt, 10% nạn nhân tự mở cơ sở kinh doanh riêng (làm nước mía, làm móng, tóc, làm may, mở cửa hàng tạp hóa …). Trung tâm Phụ nữ và phát triển đã xem xét hỗ trợ 30  gói phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho 30 nạn nhân dựa trên khả năng của từng người (như gói hỗ trợ: phương tiện để đi làm (xe đạp); dụng cụ thực hành nghề (dụng cụ làm tóc, sản xuất nước mía, máy may công nghiệp, máy vi tính, …); chăn nuôi, sản xuất (cây giống, con giống...).

Điều này có thể thấy điều mong mỏi nhất của nạn nhân bị mua bán trở về là được hiểu biết về quyền của mình để có thể yên tâm hòa nhập cộng đồng, ổn định tâm lý và cuộc sống. Tuy nhiên, như đã nói trên xét về tổng thể, cơ chế pháp lý hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hiện nay vẫn còn một số bất cập.

Từ những bất cập này, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đã đề xuất  sửa đổi Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội năm 2005 theo hướng miễn trừ trách nhiệm hành chính cho nạn nhân bị mua bán trong một số trường hợp như bán dâm, xuất nhập cảnh trái phép, sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất nhập cảnh để tránh cho họ cảm giác sợ hãi và bị kỳ thị, qua đó hỗ trợ việc tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân. 

Bổ sung vào Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 quy định về từng dạng đối tượng được hỗ trợ và dịch vụ hỗ trợ với từng đối tượng, bao gồm những nạn nhân tự trở về, nạn nhân ở địa phương khác, nạn nhân là nam giới, nạn nhân bị mua bán trong nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền các địa phương trong việc hỗ trợ cho các đối tượng nạn nhân khác nhau. 

“Luật Phòng, chống mua bán người cần sửa đổi các Điều 34, 35 theo hướng quy định mọi nạn nhân bị mua bán đều được hưởng những dịch vụ hỗ trợ về tâm lý và y tế nếu có nhu cầu tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và ở nơi cư trú. Sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý theo hướng bổ sung đối tượng nạn nhân bị mua bán là một trong những đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí” – đại diện Cục Phòng chống tệ nạn xã hội nhấn mạnh.

Theo số liệu công bố của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng gần 10.000 ca ghép nội tạng trái phép có liên quan tới các tổ chức tội phạm mua bán người. Riêng khu vực các nước Tiểu vùng sông Mê – kông (trong đó có Việt Nam) vẫn được đánh giá là điểm nóng của tình trạng mua bán người, di cư bất hợp pháp.  Từ góc độ Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an, dù rằng rất nỗ lực trong công tác phòng chông mua bán người (chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018 lực lượng chức năng đã điều tra, khởi tố 54 vụ/ 87 đối tượng; xác minh, giải cứu, tiếp nhận trên 700 trường hợp, trong đó có hơn 200 trường hợp được xác định là nạn nhân bị mua bán) nhưng lực lượng công an vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc xuất phát từ pháp luật, đơn cử như như: Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện các điều luật trên, do đó công tác phòng, chống tội phạm mua bán người còn gặp nhiều khó khăn như: việc xác định thủ đoạn khác trong vụ án mua bán người; nạn nhân trong vụ án mua bán người ...

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, từ năm 2012 đến năm 2017, các lực lượng chức năng đã tổ chức giải cứu, tiếp nhận khoảng 7.500 người. Qua điều tra, rà soát cho thấy: trên 90% nạn nhân bị mua bán là phụ nữ và trẻ em; trên 80% nạn nhân thuộc các dân tộc thiểu số, trình độ học vấn, nhận thức, tiếp cận thông tin ít hơn và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; hơn 70% nạn nhân làm nông nghiệp hoặc không có việc làm; 37,2% không biết chữ và khoảng 6,8% nạn nhân là người trẻ tuổi, học sinh, sinh viên. Trên 98% nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài, trong đó chủ yếu sang Trung Quốc (trên 90%). Đa số nạn nhân là phụ nữ khi bị lừa bán ra nước ngoài bị cưỡng ép kết hôn làm vợ người dân bản địa và bóc lột tình dục (gần 80%).

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.