Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong cơ sở y tế

GS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị.
GS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị.
(PLVN) - Hôm qua (20/9), tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong y tế, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh phải đẩy mạnh công tác truyền thông tới bệnh nhân và người nhà về những lợi ích của việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực hiện Nghị quyết 02 ngày 01/01/2019 của Chính phủ, đến nay ngành y tế đã có 30 bệnh viện triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt, bước đầu đạt được một số kết quả.

Tuy nhiên, phương thức thanh toán điện tử trong ngành y vẫn còn nhiều hạn chế: Tỷ lệ bệnh viện triển khai thanh toán điện tử hiện còn thấp; việc kết nối giữa phần mềm ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện còn gặp khó khăn, nhất là người dân chưa có thói quen thanh toán điện tử trong hầu hết các giao dịch.

Đánh giá thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều lợi ích, bà Tiến cho rằng, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt cần lưu ý vì các thuật ngữ trong tài liệu hướng dẫn lựa chọn, triển khai các phương thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt xuất hiện nhiều từ nước ngoài sẽ gây khó hiểu cho người dân.

Bà Tiến nói: “Truyền thông đẩy mạnh không dùng tiền mặt mà cứ nói “QR” (đáp ứng nhanh), “Momo” (ví điện tử trên thiết bị di động), “QRPay” (mã phản hồi nhanh) thì khó mang lại hiệu quả. Thực tế tại những chỗ khám chữa bệnh, có các cụ già khi khám bệnh phải có 3 – 4 người theo, gặp “QR”, “Momo các thứ”, rồi mở cái nọ, quẹt cái kia (trên điện thoại thông minh)...

Dân số nước ta sống ở nông thôn vẫn chiếm đa số, một số lao động đơn giản, nhưng hiểu được những cái này phải là biết chữ nhiều. Không chỉ các cụ mà ngay các bác sĩ đâu phải ai cũng giỏi công nghệ thông tin, ai cũng giỏi ngoại ngữ.

Truyền thông cần ngắn gọn, dễ hiểu cho người dân và phải tập huấn trong ngành y để mở rộng kiến thức cho cán bộ, nhân viên y tế trong lĩnh vực này”. 

Đọc thêm

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.