Đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế Thủ đô

Ảnh minh họa. TTXVN
Ảnh minh họa. TTXVN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, phát triển kinh tế, qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Thủ đô.

Giải quyết khó khăn về mặt bằng cho các cơ sở, tạo việc làm, thu nhập cho người dân

Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, trong thời gia qua, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 ước tính tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,4% và tăng 9,2%... Tính chung 10 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trướcl

Lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng 10 ước tính tăng 1,3% so với cuối tháng trước và tăng 0,4% so với cùng thời điểm năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sản xuất công nghiệp trên địa bàn, thời gian qua, TP Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển các cụm công nghiệp.

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686ha, ttrong đó, hiện trạng có 1.392ha đã đầu tư xây dựng hạ tầng, hoạt động ổn định). Các cụm công nghiệp đang thu hút 3.864 hộ, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh với hơn 60.000 lao động.

Bên cạnh các cụm công nghiệp đang hoạt động, TP Hà Nội còn có 44 cụm đã khởi công như Cụm công nghiệp làng nghề Đại Thắng, Cụm công nghiệp làng nghề Phú Túc (huyện Phú Xuyên); Cụm công nghiệp Dị Nậu (huyện Thạch Thất); Cụm công nghiệp Thắng Lợi, Cụm công nghiệp Tiền Phong (huyện Thường Tín) - giai đoạn 2; Cụm công nghiệp Đan Phượng - giai đoạn 2 (huyện Đan Phượng)…

Hiện nay, các chủ đầu tư tập trung nguồn lực để thi công, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, đủ điều kiện thu hút nhà đầu tư thứ cấp, đưa cụm công nghiệp vào hoạt động. Ngoài ra, Hà Nội còn có 36 cụm công nghiệp đang hoàn tất thủ tục để khởi công đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Các cụm công nghiệp đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết khó khăn, vướng mắc về mặt bằng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo ra hàng nghìn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội Thủ đô.

Đáng nói, tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp này rất cao, hầu hết đều đạt 100% diện tích. Dù vậy, tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hóa nhanh khiến nhu cầu về mặt bằng sản xuất công nghiệp vẫn đang rất lớn.

Đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ khởi công các cụm công nghiệp mới

Giai đoạn 2018-2020, TP Hà Nội đã quyết định thành lập thêm 43 cụm công nghiệp mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay, TP mới khởi công xây dựng được 7 cụm công nghiệp.

Phân tích về nguyên nhân, một số chủ đầu tư cụm công nghiệp cho biết, bên cạnh việc hoàn thiện các thủ tục giấy tờ, các chủ đầu cần nguồn vốn lớn để triển khai. Song, do khó tiếp cận các tổ chức tín dụng với các gói vay ưu đãi nên nhiều chủ đầu tư đang phải chật vật tìm nguồn vốn để triển khai dự án.

Bên cạnh đó, một số chính sách có sự thay đổi, như việc các cụm công nghiệp chuyển nộp tiền thuê đất từ một lần sang nộp từng năm, khiến các chủ đầu tư khá lo lắng bởi vốn đầu tư vào cụm công nghiệp lớn, nên rất cần các chính sách có sự ổn định, lâu dài.

Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu thành lập thêm từ 2 đến 5 khu công nghiệp mới; đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu công nghiệp đã có chủ đầu tư như Khu công nghiệp Quang Minh I, huyện Mê Linh; Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm; rà soát, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (giai đoạn 2).

Còn theo Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp TP Hà Nội, đến năm 2030, TP sẽ có 159 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.204 ha.

Vì vậy, thời gian qua, bên cạnh những cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động hiệu quả, TP đang đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ khởi công những cụm công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu.

Trong năm 2022, UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản nhằm đốc thúc tiến độ thực hiện mạng lưới các cụm công nghiệp trên địa bàn như Kế hoạch số 85/KH-UBND về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp; Kế hoạch số 89/KH-UBND về khắc phục những hạn chế, khuyết điểm về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ trên địa bàn.

Để bảo đảm đủ các điều kiện khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo đúng kế hoạch đề ra, TP Hà Nội đã yêu cầu UBND các huyện, thị xã cập nhật, bổ sung quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với các cụm công nghiệp mới được thành lập.

TP cũng yêu cầu các sở Công Thương, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường… phối hợp, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và chủ đầu tư về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500.

Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, trình UBND TP quyết định cho thuê đất đối với các cụm công nghiệp đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và giao đất theo giai đoạn đối với các dự án chỉ còn một phần diện tích nhỏ chưa giải phóng mặt bằng xong; nhất là cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để UBND TP trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển đổi đất lúa đối với những cụm công nghiệp có diện tích đất lúa hơn 10ha.

Lãnh đạo Hà Nội nhiều lần khẳng định, thời gian tới, TP sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cải cách hành chính để đẩy nhanh tiến độ khởi công và triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp.

Với các cụm công nghiệp mới xây dựng, cần làm chuẩn chỉ ngay từ công tác quy hoạch để có hạ tầng hoàn chỉnh. Các cụm công nghiệp cần được xây dựng đồng bộ từ đường giao thông, vỉa hè, cấp thoát nước, viễn thông, khu sản xuất, khu thương mại dịch vụ, khu bến bãi, tường rào…; chỉ được phục vụ sản xuất, không được ở… để có thể tổ chức sản xuất quy mô lớn, đạt được hiệu quả tốt hơn, không ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

Đồng thời, TP Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung các cụm công nghiệp mới, loại bỏ các cụm công nghiệp không còn phù hợp phát triển, cải tạo, hoàn thiện những cụm công nghiệp đang hoạt động.

Về phía các chủ đầu tư, TP yêu cầu cần tập trung toàn bộ nguồn lực để nhanh chóng hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư thứ phát, ưu tiên thu hút công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện môi trường… để phát huy tối đa hiệu quả của các dự án…

Việc hình thành và phát triển mạng lưới cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội sẽ góp phần đáp ứng mặt bằng sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.