Đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất

Khách hàng giao dịch tại chi nhánh Agribank Bắc Yên Bái.
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh Agribank Bắc Yên Bái.
(PLVN) - Các ngân hàng Yên Bái điều chỉnh giảm một loạt lãi suất điều hành để các doanh nghiệp có điều kiện khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Yên Bái, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh do đại dịch COVID - 19 nhưng đến nay các chi nhánh ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn tăng trưởng.

Tính đến hết tháng 9, dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân vẫn đạt 24.550 tỷ đồng, tăng 4,71% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,89%). Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 9.080 tỷ đồng chiếm 37,91% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 15.470 tỷ đồng chiếm 62,09% tổng dư nợ.

Ông Nguyễn Quang Đạt, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh tỉnh Yên Bái, cho biết, để có được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã thực hiện rất tốt việc phòng chống không để dịch xảy ra trên địa bàn. Đồng thời, Yên Bái tập chung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả việc giải ngân vốn đầu tư công...

Cùng với đó, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo đúng sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh Yên Bái. Qua đó, các ngân hàng đã tập trung cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho 1.015 khách hàng với dư nợ 296 tỷ đồng...    

Chính vì vậy, doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến 23/9/2020 là 3.545 tỷ đồng đối với 13.573 khách hàng; trong đó, khách hàng là doanh nghiệp và hợp tác xã là 123 đơn vị với doanh số cho vay là 1.317 tỷ đồng, 13.450 khách hàng cá nhân với doanh số cho vay là 2.228 tỷ đồng; giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ cũ phát sinh trước ngày 23/1/2020 từ 0,2-2,5%/năm cho 7.279 khách hàng tùy thuộc vào mức độ thiệt hại của khách hàng và khả năng tài chính của từng chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân.

Theo ông Phạm Trung Tùng, Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh tỉnh Yên Bái, BIDV Yên Bái thực hiện tốt việc tuyên truyền đến khách hàng trong cả huy động vốn, cho vay và các dịch vụ ngân hàng; thực hiện hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đến các khách hàng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do dịch gây ra; đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhất là giải ngân theo tiến độ các công trình xây lắp...

Đặc biệt, BIDV Yên Bái còn luôn đáp ứng được nhu cầu tiền mặt cho khách hàng. Chính vì thế, hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng trên địa bàn của BIDV Yên Bái tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Đối với Ngân hàng Công Thương chi nhánh Yên Bái, để tháo gỡ khó khăn do đại dịch dịch COVID-19 gây ra, ngoài việc thực hiện tốt việc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tỉnh Yên Bái, chi nhánh còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để tiếp cận khách hàng vay vốn đầu tư, nhất là đối với khách hàng là các doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, yêu cầu cán bộ tín dụng tăng cường đến cơ sở để tiếp cận khách hàng trong huy động vốn cũng như việc cho vay đã đem lại hiệu quả. 

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ và của tỉnh có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Cùng với đó, yêu cầu chi nhánh các ngân hàng trên địa bàn, Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tốt các giải pháp, hình thức huy động nguồn vốn, đảm bảo ổn định và tăng trưởng tín dụng; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 gây ra theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đồng thời, đẩy mạnh Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tập trung vốn tín dụng đầu tư cho vay lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả,  đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội...

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…