Đẩy mạnh đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội

Đại tá Dương Chí Diễn -Phó Tư lệnh Binh đoàn 16 tặng quà cho các gia đình chính sách xã Đăk Ngo huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông.
Đại tá Dương Chí Diễn -Phó Tư lệnh Binh đoàn 16 tặng quà cho các gia đình chính sách xã Đăk Ngo huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông.
(PLVN) - Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, thời gian qua việc quán triệt, triển khai cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội (DNQĐ) đã được triển khai đúng hướng, đạt được nhiều kết quả quan trọng song cần phải được đẩy mạnh hơn nữa.

Vướng mắc khi chuyển đổi thành đoàn kinh tế quốc phòng

DNQĐ là lực lượng nòng cốt của quân đội, thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đồng thời sản xuất sản phẩm phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP), bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 12, Hội nghị TƯ 5 khoá 12 của Đảng về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng đã phê duyệt đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DN quân đội đến năm 2020. Bộ Chính trị cũng ban hành Kết luận 16 về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2021. Việc cơ cấu, sắp xếp lại các nhà máy, DNQĐ phải trên cơ sở phục vụ nhiệm vụ QS, QP. 

Trong đó, trọng tâm là thực hiện sáp nhập, cơ cấu lại các DN thực hiện nhiệm vụ QS, QP có cùng ngành nghề; cổ phần hóa, thoái vốn triệt để đối với DN thương mại, xây dựng, dịch vụ, DN không hoặc ít có nhiệm vụ QS, QP; giải thể, phá sản đối với các DN không đủ điều kiện cổ phần hóa hoặc không cổ phần hóa được v.v. 

Đến nay, các ngành, đơn vị, DN theo nhiệm vụ được giao đã xây dựng cơ bản đề án sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa, hình thành các tổng công ty; phương án chuyển đổi sang hoạt động với cơ chế đoàn kinh tế - quốc phòng (KTQP) và đang tiếp tục hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Hoàn thành điều chỉnh, cơ cấu lại vốn Nhà nước tại 03 công ty cổ phần, thoái vốn tại 01 công ty cổ phần thuộc Tổng cục Hậu cần. Theo đó, sẽ thu hẹp dần hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, xử lý các tồn đọng về tài chính, tiến tới chỉ hoạt động là các đoàn KTQP làm nhiệm vụ xây dựng các khu KTQP, với mục tiêu hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống trong vùng dự án.

Chuyển đổi theo mô hình đoàn KTQP có các Binh đoàn 15, 16 và Công ty Cà phê 15. Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng cho biết, đến nay các đơn vị trên đã trồng, khai thác, thu hoạch hơn 47.000ha cao su, 5.290ha cà phê; thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 16.100 công nhân, người lao động; chủ động phối hợp với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tuần tra bảo vệ biên giới, giúp bà con địa phương vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, những năm qua, do giá cao su thế giới và các loại nông sản giảm sâu, cộng với tổ chức biên chế chưa hợp lý đã khiến tình hình tài chính của Binh đoàn 15, 16 gặp nhiều khó khăn.

Giải quyết những “nút thắt” bằng cách nào?

Mục tiêu cuối cùng và cao nhất của cơ cấu lại, đổi mới là làm cho DNQĐ mạnh lên, hoạt động có hiệu quả, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển và nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới. Theo Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, để giải quyết các “nút thắt” khi thực hiện Đề án cần 4 giải pháp. 

Cùng với đẩy mạnh thực hiện các khâu, bước cơ cấu lại, cần đặc biệt quan tâm nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ QS, QP của DN, tránh hình thức, chạy theo quy mô thuần túy, sáp nhập cơ học, đơn thuần.

Theo đó, các đơn vị, DNQĐ khẩn trương xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, thiết chế DN, chiến lược phát triển, chiến lược sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường; đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết theo đúng quy định của pháp luật, v.v.

Đặc biệt, tập trung xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp, phù hợp với mô hình hoạt động, đặc thù quân sự, quốc phòng và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 

Thời gian qua, những bất cập về cơ chế, chính sách, quy chế, quy định... đã gây không ít khó khăn cho thực hiện sắp xếp, đổi mới của các DNQĐ. Đối với việc chuyển đổi theo mô hình đoàn KTQP của các Binh đoàn 15, 16 và Công ty Cà phê 15, lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng các kiến nghị của Bộ Quốc phòng về cơ cấu lại các đơn vị này chưa bảo đảm các yêu cầu của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN và các nghị định liên quan của Chính phủ.

Trước thực tế đó, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng cần tiếp tục bám sát tình hình thực tiễn, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan, đẩy mạnh rà soát, nghiên cứu, tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và kiến nghị Chính phủ bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chế độ, chính sách liên quan đến vấn đề này, phù hợp với quy định của Nhà nước, nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, đổi mới theo chủ trương, lộ trình đã xác định..

Tin cùng chuyên mục

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Đọc thêm

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.