Đẩy mạnh các sáng kiến định giá tài sản sở hữu trí tuệ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 23/8, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN phối hợp với Văn phòng Luật sư Lê và Công ty Cổ phần VBS Capital tổ chức tọa đàm về định giá Tài sản trí tuệ (Value IP) và giới thiệu Phần mềm định giá tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT).

SHTT là chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Theo đó, định giá tài sản SHTT là điều cần thiết để tạo thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, quyết định chiến lược nội bộ, chuyển giao công nghệ và thương mại hoá các tài sản SHTT. Tuy nhiên, các phương pháp định giá tài sản SHTT hiện tại thường quá tốn kém, mất thời gian và khó tiếp cận.

Với tư cách là yếu tố chính thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế, SHTT đang trở thành tâm điểm chú ý khi các tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng tài sản của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong công nghệ. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) cũng xác định cần phải đưa vấn đề tài chính SHTT lên làm ưu tiên hàng đầu.

Theo Công cụ theo dõi tài chính SHTT toàn cầu (Global Intangible Finance Tracker) của Brand Finance, giá trị tài sản SHTT trên toàn thế giới đã tăng từ 61 nghìn tỷ USD vào năm 2019 lên 74 nghìn tỷ USD vào năm 2021.

Thông tin tại tọa đàm cho thấy, theo Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2025, tài sản SHTT tiếp tục đóng vai trò quan trọng và phù hợp trong việc góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và khu vực.

Một phần của các biện pháp chiến lược đưa ra trong bản Xây dựng chi tiết bao gồm tăng cường các cơ chế khu vực trong việc phát triển các dịch vụ định giá SHTT để nâng cao nhận thức về giá trị của SHTT như một tài sản chính. Thực tế, trong khu vực ASEAN, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines đã bắt đầu thúc đẩy sáng kiến tài chính SHTT như một phương án tài chính thay thế để giúp các doanh nghiệp định hướng đổi mới tiếp cận nguồn vốn.

Tại Việt Nam, định giá tài sản SHTT vẫn là một vấn đề mới mẻ đối với phần đông nhận thức xã hội, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia đều coi đây là xu hướng tất yếu trong tương lai gần.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại toạ đàm.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại toạ đàm.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết, hiện nay, nước ta có khoảng 800 doanh nghiệp khoa học công nghệ, 4000 khởi nghiệp công nghệ, chưa kể tới các doanh nghiệp lớn, do đó nhu cầu chuyển giao mua bán về quyền SHTT vô cùng nhiều. Luật SHTT mới ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 cũng tiếp cận theo cách đưa tài sản SHTT trở thành một trong những tài sản doanh nghiệp. Do đó, người làm công tác định giá tài sản SHTT có vai trò, sứ mệnh và thị trường vô cùng tiềm năng. Bên cạnh đó, trong hệ sinh thái công nghệ hiện tại còn có 34 làng công nghệ, 138 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp công nghệ ở các trường đại học lớn, đấy là một thị trường rất lớn cho tài sản SHTT nhưng hầu hết họ chưa được tiếp cận định giá tài sản SHTT.

Tại buổi toạ đàm, ông Lê Đức Thắng, Trưởng Văn phòng Le & Partner cho biết: “Mặc dù trên thực tế, các doanh nghiệp đã nỗ lực rất nhiều để khái niệm hoá và bảo vệ tài sản trí tuệ của họ, nhưng hầu hết họ không thể khai thác thương mại các tài sản trí tuệ này và đối mặt với thách thức trong việc huy động vốn và xác định giá trị ở những doanh nghiệp mà tài sản phần lớn là tài sản trí tuệ”.

Các chuyên gia tham dự tọa đàm cũng cho rằng các phương pháp định giá tài sản SHTT thường tốn kém và mất thời gian, gây khó khăn đối với các công ty không có nguồn lực và tài chính dồi dào. Do đó, nếu không được tiếp cận với định giá SHTT chính xác và đáng tin cậy, các doanh nghiệp bị hạn chế trong việc tận dụng và bảo vệ các tài sản SHTT của mình.

Cũng tại toạ đàm, ông Tee Lin Yik, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập Valuing IP, đã giới thiệu nền tảng kỹ thuật số và phần mềm định giá tài sản SHTT – Valuing IP tới các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, chuyên gia. Được biết, phần mềm này đã được khởi tạo từ Malaysia, được thảo luận với các nhà hoạch định chính sách và các công ty từ Indonesia, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản và hiện tại là Việt Nam, với mục tiêu giúp tối ưu giá trị các doanh nghiệp Việt và nhanh chóng đẩy nhanh quá trình thương mại hoá các tài sản trí tuệ Việt.

Các chuyên gia, doanh nhân thảo luận các giải pháp định giá tài sản SHTT.

Các chuyên gia, doanh nhân thảo luận các giải pháp định giá tài sản SHTT.

“Phần mềm định giá SHTT này là một bước tiến đáng kể khi tài sản SHTT có thể được định giá và giao dịch. Việc sử dụng bộ đánh giá này sẽ giúp các doanh nghiệp và công ty có thể hiểu được và nhận định chính xác tiềm năng tài sản SHTT của họ”, bà Lê Thục Phương, chủ tịch VBS Capital nhận định.

Tuy nhiên, để thực sự áp dụng và triển khai hiệu quả các công cụ định giá tài sản SHTT tại Việt Nam, các chuyên gia đề xuất rằng, cần cân nhắc đến nhiều yếu tố, ví như: độ tương thích với pháp luật và điều kiện thực tế tại Việt Nam, độ minh bạch và đáng tin cậy của các phương pháp định giá SHTT, cũng như tính ứng dụng thiết thực đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.