Dạy con ứng xử nơi công cộng: Nhận thức cần có của cha mẹ

Trẻ quấy phá nguyên nhân từ việc cha mẹ không uốn nắn, giáo dục kĩ năng hành xử nơi công cộng. (Ảnh minh họa)
Trẻ quấy phá nguyên nhân từ việc cha mẹ không uốn nắn, giáo dục kĩ năng hành xử nơi công cộng. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhiều bậc cha mẹ, vì quan niệm sai lầm, thiếu uốn nắn, dạy dỗ, nhất là giáo dục con những nguyên tắc hành xử cần thiết nơi công cộng, dẫn đến trẻ nhỏ gây nên những phiền hà, bất tiện cho người khác, thậm chí gây nên những hệ quả không hay.

Tranh cãi chuyện trẻ con hành xử nơi công cộng

Mới đây, một quán cà phê ở Đà Nẵng đã làm nổ ra cuộc tranh luận trên mạng khi đưa ra quy định hạn chế trẻ em dưới 12 tuổi đến quán. Lý do mà phía quán cà phê này đưa ra là bởi trẻ con đến quán thường ồn ào, phá phách, gây nên sự khó chịu, mất đi thư giãn đối với các vị khách khác của quán, nên quán nước đành phải lựa chọn như trên.

Thông báo này đã gây ra một cuộc tranh luận với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, quán cà phê nói trên không nên hoặc không được đưa ra thông báo như trên, bởi điều này là thái độ phân biệt đối xử với khách hàng, thái độ mà đơn vị làm dịch vụ không nên có.

Tuy nhiên, cũng có không ít người đưa ra ý kiến đồng tình. Nhiều người bày tỏ những trải nghiệm không mấy vui vẻ khi đến nơi công cộng mà chứng kiến cảnh trẻ con ồn ào, quậy phá, gây phiền phức ảnh hưởng đến những người chung quanh. Việc một quán cà phê đưa ra quy định như trên là hợp lý nhằm “lọc” khách và giữ chân các khách hàng yêu thích sự dễ chịu, yên tĩnh khi đến thưởng thức không gian và nước uống tại quán.

Cùng thời điểm, một sự việc ồn ào đã diễn ra xoay quanh chuyện trẻ con gây rối nơi công cộng. Một cô gái trẻ đã lên mạng kể lại câu chuyện mình cùng bạn bè đang làm việc tại quán cà phê thì bị một đứa trẻ 1 tuổi đến hất đổ cốc nước vào máy tính. Việc làm này đã khiến máy của cô gái bị hỏng, phải đi sửa mất hàng chục triệu đồng nhưng gia đình đứa trẻ không đồng ý bồi thường vì cho rằng “trẻ con không có lỗi”. Mặc dù sau bài đăng, gia đình đứa trẻ và cô gái đã có thỏa thuận hòa giải, nhưng sự việc vẫn khiến nhiều người bức xúc trước tình trạng trẻ em thoải mái quậy phá nơi công cộng thường gặp.

Việc trẻ làm, lỗi của cha mẹ

Chị Lê Kim Hoa, nhân viên quán cà phê A. T. ở TP Thủ Đức, TP HCM chia sẻ: “Thực sự nghề phục vụ “khổ” nhất là khi gặp những trường hợp cha mẹ đưa con vào quán rồi “thả rông”. Khi ấy, nhiều đứa trẻ thoải mái phá phách, lôi bàn ghế, các vật dụng trong quán ra chơi, la hét, làm đổ đồ đạc, vỡ ly chén, làm phiền khiến các vị khách khác phàn nàn, mất khách, còn phục vụ mệt đuối hơi. Tôi nghĩ, việc đưa con ra bên ngoài mà không dạy con cách ứng xử là lỗi của các bậc cha mẹ”.

Thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, có thể dễ dàng chứng kiến những cảnh tượng nơi công cộng như trẻ con la hét, chạy nhảy, phá phách đồ đạc, chen lấn khi xếp hàng, thậm chí ném đồ vật vào người khác... Tuy hành xử không đúng mực là của trẻ con, nhưng xuất phát của những hành xử ấy chính là sự buông lơi trong giáo dục của cha mẹ. Dễ dàng nhận thấy, nhiều trường hợp trẻ con gây mất trật tự, phá phách chốn công cộng, nhưng các bậc cha mẹ cứ thản nhiên chứng kiến và... “làm chuyện của mình”. Một số cha mẹ cho rằng, chuyện trẻ con quậy phá nơi đông người là chuyện hết sức bình thường, vì đứa trẻ nào cũng thế và “trẻ con thì biết gì đâu”.

Cạnh đó, trong giáo dục hàng ngày, nhiều bậc cha mẹ nước ta có thể dạy con nhiều thứ, nhưng dường như “quên” giáo dục những nguyên tắc hành xử nơi công cộng, điều mà trẻ con các nước phương Tây được giáo dục từ rất sớm: Giữ gìn trật tự nơi công cộng, xếp hàng đúng cách, chào - cảm ơn - xin lỗi, tôn trọng sự riêng tư của người khác...

Theo các chuyên gia, giáo dục con cách ứng xử nơi công cộng “không bao giờ là quá sớm”. Ngay cả trẻ từ khi biết nhận thức, cha mẹ đã có thể đặt ra cho con những nguyên tắc nho nhỏ, cương quyết và nghiêm túc yêu cầu con áp dụng để con quen dần, không thả nổi, nuông chiều theo con vô điều kiện. Hành vi của con trẻ phản ánh phương pháp giáo dục và cả hành xử của cha mẹ. Trẻ hành xử vô tổ chức, thiếu chuẩn mực, cha mẹ tất yếu cũng sẽ bị xem là những bậc phụ huynh thiếu văn minh. Không chỉ thế, lối hành xử này còn có thể hình thành nên tính cách, dẫn đến những lệch lạc trong hành xử khi trưởng thành.

Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đã đưa ra nguyên tắc hành xử của cha mẹ với con cái, trong đó, việc giáo dục con cần áp dụng những biện pháp kỷ luật tích cực thay vì đánh đập, đòn roi. Cha mẹ cũng cần là gương cho con về ý chí rèn luyện, tu dưỡng để mình là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con. Cha mẹ không chiều chuộng quá mức, làm ngơ cho lỗi lầm của con.

Đồng thời, Bộ tiêu chí cũng nhấn mạnh rằng gương mẫu, yêu thương là tố chất cần thiết, quan trọng chi phối mọi hành vi của ông bà, cha mẹ, con cháu trong nhà. Ông bà, cha mẹ là người từng trải, có kinh nghiệm vốn sống, kỹ năng sống rất phong phú, đa dạng. Vốn quý này có thể truyền nối truyền dạy cho lớp trẻ trong gia đình nhất là tuổi nhỏ và lứa tuổi mới lớn. Để truyền dạy được tới lớp trẻ vấn đề đặt ra là sự nêu gương cùng với lòng yêu thương con cháu của ông bà, cha mẹ trong gia đình. Trong gia đình ông bà, cha mẹ trước hết phải là người mẫu mực nói như trong xã hội truyền thống là “khuôn vàng, thước ngọc” để con cháu học tập tin cậy và noi theo. Tấm gương sáng ông bà, cha mẹ có tác động sâu sắc tới nhận thức, hành vi, suy nghĩ và tình cảm của con cháu.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đã có hàng nghìn người bệnh được các bệnh viện trong nước thực hiện phẫu thuật bằng robot thành công. (Ảnh: Bệnh viện K)

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe Nhân dân

(PLVN) - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vai trò then chốt, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ra đời đã trở thành động lực thúc đẩy ngành Y tế Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân.

Đọc thêm

Khánh thành Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã

Khánh thành Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã
(PLVN) - Khu tưởng niệm được khánh thành và đi vào hoạt động sẽ gắn kết với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như: Cầu Hàm Rồng, núi Ngọc, trận địa pháo cao xạ C4, đồi “Quyết Thắng”, tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng, tượng đài Nam Ngạn chiến thắng, đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ... không chỉ là nơi tưởng niệm, tri ân các Anh hùng, liệt sĩ, mà còn là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Hiệu quả tín dụng chính sách xã hội ở Hải Lăng

Ngân hàng chính sách xã hội là “phao cứu sinh” cho vợ chồng anh Mai Văn T.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân Hải Lăng, là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS)
(PLVN) - Ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS), cùng đại diện một số doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương.

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”
(PLVN) -  Thực hiện tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025), Công an tỉnh Kiên Giang phát động Cuộc thi viết - vẽ cho con cán bộ, chiến sĩ với chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”.

Vốn chính sách "cánh cửa" mở ra tương lai no ấm nơi vùng núi Nghệ An

Đàn bò 14 con từ nguồn vốn vay chính sách ưu đãi phát triển khoẻ mạnh, hiệu quả cao giúp gia đình anh Phim chị Xin thoát nghèo.
(PLVN) - Từ hai cặp bò ban đầu của vốn chính sách ưu đãi, gia đình anh Phim nay đã có đàn bò 14 con, hơn 6 hecta rừng keo xanh tốt. Còn với chị Hà, giấc mơ an cư sau 20 năm sống trong căn nhà tạm bợ đã trở thành hiện thực. Những câu chuyện ấy là minh chứng cho sức mạnh của ý chí khi gặp được cơ hội.

Bước tiến trong tư duy về học phí đại học

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố một số định hướng sửa đổi Luật Giáo dục đại học (GDĐH), trong đó đề xuất học phí trường công được xác định theo phần trăm mức thu nhập bình quân đầu người, do Chính phủ quy định. Luật Giá sẽ được điều chỉnh để bảo đảm thống nhất học phí giữa trường công và tư.

Cơ hội cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn bước vào nền kinh tế số

Đào tạo nghề cho thanh niên khó khăn là “chìa khóa” để Việt Nam chuyển đổi số bền vững và thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực công nghệ. (Ảnh minh họa. Nguồn Bộ KHCN)
(PLVN) -  Có thể chỉ ra thách thức kép mà thanh niên khó khăn đang đối mặt là rào cản về kinh tế, xã hội lẫn nhận thức giới, khiến họ càng khó tiếp cận với các chương trình đào tạo kỹ thuật số. Do đó, việc hỗ trợ nhóm này không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn là bước đi chiến lược để bảo đảm sự công bằng trong phát triển và tối ưu hóa nguồn nhân lực trẻ – yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.