Dạy con có cần dọa nạt?

Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều bậc cha mẹ Việt vẫn mang thói quen dọa nạt, đe nẹt trong khi nuôi dạy con mà không biết điều này sẽ đem lại hệ quả không hay.

“Trào lưu” hăm dọa trẻ?!

Những ngày qua, nhiều phụ huynh chia sẻ clip “Cách cho trẻ ăn hiệu quả” của một TikToker. Trong clip, TikToker đóng vai “cô Trinh”, diễn cảnh cầm bát dọa em bé ăn cơm kèm lời nói mang tính hăm dọa như “ngoan cô Trinh thương, cô Trinh yêu. Hư cô Trinh nuốt chửng”. Cùng theo đó là nền nhạc “kinh dị” và hành động đấm vào ngực, trợn mắt, gằn từng tiếng.

Đáng nói là clip này thu hút hàng triệu lượt xem, trong số đó có nhiều bậc phụ huynh mở clip để “dọa” con khi con không ăn cơm. Trong hàng chục ngàn bình luận dưới clip, có không ít bố mẹ khen clip “hiệu quả”, mở ra là bọn trẻ ngừng quấy và ăn ngay. Thậm chí, nhiều ông bố, bà mẹ còn quay lại video và đăng lên mạng cảnh con mình xem clip rồi bị hoảng sợ, chịu ăn cơm, uống sữa, đi ngủ ngay lập tức.

Cách dùng bạo lực, nỗi sợ hãi để dọa con, giúp con nghe lời nhanh chóng đã được không ít ông bố, bà mẹ áp dụng. Cách đây ít lâu, một trào lưu quay clip “đánh thú bông hăm dọa trẻ” cũng được lan truyền. Các clip đăng tải trên mạng quay cảnh người lớn cho trẻ con ăn, bên cạnh là một thú bông hình các con vật đáng yêu. Phụ huynh giả vờ đút cho thú bông ăn, diễn cảnh thú bông từ chối và bị đánh đập rất tàn nhẫn. Thậm chí có clip người lớn còn dùng dao để “dạy” thú bông. Nhiều clip cho thấy các bé rất hoảng sợ khi thấy cảnh trên và lập tức há miệng ăn ngay trong tiếng cười thích thú của các bậc cha mẹ.

Trên các trang thương mại điện tử cũng từng tràn lan các “dụng cụ” để dạy trẻ con bằng bạo lực như roi mây, thước đánh trẻ, đồ vật phát ra tiếng kêu hăm dọa trẻ... và được một số phụ huynh đặt về sử dụng.

Thực tế, phương pháp dạy con bằng hăm dọa đã có từ xưa, như là một thói quen của nhiều bậc cha mẹ Việt. Trong những câu chuyện dạy trẻ, thường có yếu tố “kinh dị” như “chạy lung tung sẽ bị ông ba bị bắt”, “không chịu ăn sẽ bị hổ ăn thịt”… Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, những phương pháp dạy mang tính bạo lực ngôn ngữ ấy đã trở nên lạc hậu, cần loại bỏ.

Cần phương pháp dạy con tích cực

Theo các chuyên gia tâm lý, dùng hăm dọa và bạo lực ngôn ngữ để dạy con, cho con coi những clip đe nẹt, “diễn” cho con những cảnh bạo lực hay kể những câu chuyện về nhân vật đáng sợ trừng trị trẻ hư sẽ làm cho trẻ sợ hãi, tuân thủ nhất thời, nhưng về lâu về dài sẽ gây tai hại. Sự nghe lời của trẻ khi ấy không xuất phát từ sự dạy bảo hợp lý, từ sự giáo dục chân chính mà là “buộc” phải nghe vì sợ những hậu quả ghê gớm. Nó sẽ gây ra lệch lạc trong nhận thức đúng sai của trẻ nhỏ.

Cạnh đó, sự hù dọa mang yếu tố kinh dị, đáng sợ còn có thể gây ra những ám ảnh tâm lý cho trẻ mãi về sau. Thực tế, đã có không ít em nhỏ bị sợ hãi, ác mộng vì bị người lớn dọa nạt.

Ở phần các nguyên tắc ứng xử giữa cha mẹ và con cái trong Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành có nói đến phương pháp dạy con tích cực, trong đó có lắng nghe tích cực và kỉ luật tích cực.

Cha mẹ thường hay than phiền rằng bọn trẻ thật khó hiểu và ngang bướng. Thực ra đó là vì cha mẹ chưa tạo cơ hội cho con được thấu hiểu. Cha mẹ vì một lý do nào đó mà đôi khi làm ngơ trước những cảm xúc của con cái. Trẻ con cũng như người lớn, biết vui, biết buồn, biết thương, biết nhớ và cả biết cáu, biết giận. Bộ Tiêu chí khuyên rằng, cha mẹ hãy đến bên con; hãy cho con quyền được chia sẻ, quyền được lắng nghe. Lắng nghe con để hiểu tâm lý của con, để cùng con trải nghiệm những cảm xúc.

Về phần kỷ luật tích cực, Bộ Tiêu chí nhấn mạnh, con người ai cũng có lúc mắc lỗi lầm. Trẻ nhỏ, khi não bộ chưa phát triển toàn diện, khi sự nhận thức chưa đạt đến mức tối ưu thì việc trẻ phạm lỗi là điều không thể tránh khỏi. Cha mẹ cần thống nhất những hình thức kỷ luật tích cực đối với con và phải nghiêm túc, kiên nhẫn thực hiện các hình thức kỷ luật đó. Sự nghiêm túc và kiên nhẫn trong việc áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực sẽ giúp cha mẹ có uy tín thực sự với con và tạo cho con ý thức trách nhiệm đối với những hành vi của mình trong cuộc sống. Kỷ luật tích cực không đi kèm với lăng mạ, trừng phạt nặng nề mà là một trong những phương pháp giáo dục hết sức quan trọng trong gia đình.

Đọc thêm

Vẻ đẹp 'vừa lạ, vừa quen' của các bảo tàng, di tích

Lê Thu Huyền yêu thích vẻ đẹp của các di tích nghìn năm tuổi ở Việt Nam. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Trong vài năm trở lại đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đang áp dụng nhiều công nghệ khoa học, kỹ thuật mới tạo nên không gian độc đáo, hấp dẫn. Vì vậy, hiện nay, các địa chỉ “ngàn năm” tuổi này đã trở thành điểm đến yêu thích của thế hệ trẻ.

Chuyện nối dây tơ hồng thời hiện đại

Nam thanh, nữ tú nô nức đến chùa Hà để dâng hương, cầu duyên. (Ảnh: Đào Đình Thao)
(PLVN) - Chuyện ông Tơ, bà Nguyệt se duyên tưởng chừng chỉ có trong cổ tích nhưng thật thú vị khi ngày nay vẫn tồn tại trong xã hội hiện đại. Chỉ khác là thay vì những sợi chỉ đỏ vô hình, người trẻ giờ đây tìm kiếm tình yêu bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong dịp Lễ Tình nhân (Valentine’s Day) vừa qua, với mong muốn có đôi, có cặp, “trai đơn, gái chiếc” đã tham gia vào những hoạt động nhằm kết nối và tìm kiếm một nửa của mình.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Lễ hội đua thuyền - di sản văn hóa dân gian độc đáo

Nghi lễ cúng sông được thực hiện trước khi khai mạc Lễ hội. (Ảnh: PV Lai Châu)
(PLVN) - Với những chiếc thuyền rồng cuốn hút và những trận đua kịch tính trên mặt nước, lễ hội đua thuyền là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng thờ thần sông, thần nước của người dân sống ở vùng sông nước, với mong ước sóng yên, biển lặng, tôm cá đầy ắp thuyền, ghe. Không chỉ nổi tiếng trong nước, lễ hội đua thuyền cũng đã ghi dấu ấn và thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế, trở thành một di sản văn hóa dân gian độc đáo và đầy hấp dẫn của Việt Nam.

Cổ tự mang giá trị độc đáo ở Bắc Giang

Ngôi chùa hàng trăm năm tuổi với kiến trúc cổ kính. (Ảnh: Báo TT-VH)
(PLVN) - Chùa Vẽ còn được biết đến với tên gọi Huyền Khuê Tự không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc và lịch sử mà còn là một nơi linh thiêng, phản ánh sự phát triển của Phật giáo và nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, ngôi chùa được gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử, đặc biệt trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nơi đây là nơi tụ hội của các bậc tướng lĩnh và người dân trong các thời kỳ.

Sông Lam Nghệ An phải thắng

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An động viên CLB Sông Lam Nghệ An trước trận đấu quan trọng với đội tuyển Hải Phòng (Ảnh: SLNA)
(PLVN) - Nếu không có 3 điểm trong trận đấu "sinh tử" với đội Hải Phòng, con đường trụ hạng của Sông Lam Nghệ An sẽ rất gian truân.

Giải Cống hiến hy vọng 'tiến ra châu Á'

Theo Ban Tổ chức Giải, Giải Cống hiến hy vọng sẽ “tiến ra châu Á”. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Trong suốt 20 năm qua, Giải Cống hiến đã động viên và cổ vũ để nghệ sĩ nhiệt thành dấn thân vào con đường sáng tạo. Những cái tên được đề cử trải rộng từ những gương mặt gạo cội tới những nghệ sĩ trẻ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Giải Cống hiến hy vọng sẽ “tiến ra châu Á” với sự hợp tác chiến lược với Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản - một giải thưởng đẳng cấp, có tầm châu lục.

Quả bóng Vàng 2024 - cuộc cạnh tranh khó đoán

Quả bóng Vàng 2024 - cuộc cạnh tranh khó đoán
(PLVN) - Danh sách rút gọn Quả bóng Vàng nam năm nay có sự cạnh tranh rất lớn bởi “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Việc nhiều “ngôi sao” trong đội tuyển quốc gia vừa tỏa sáng tại AFF Cup và chơi tốt tại V.League, khiến cho cái tên được xướng lên trong đêm trao giải vẫn là bí mật.