Dạy bé “làm bạn” với đồng tiền

Nhiều phụ huynh có suy nghĩ nếu cho con tiền tiêu vặt quá sớm, sẽ tạo ra thói quen hoang phí và tâm lý lúc nào cũng cần tiền. Nhưng có vẻ như quan điểm này đang lỗi thời khi mà cuộc sống của con trẻ, để phù hợp với guồng quay xã hội cũng thực tế hơn nhiều.

Nhiều phụ huynh có suy nghĩ nếu cho con tiền tiêu vặt quá sớm, sẽ tạo ra thói quen hoang phí và tâm lý lúc nào cũng cần tiền. Nhưng có vẻ như quan điểm này đang lỗi thời khi mà cuộc sống của con trẻ, để phù hợp với guồng quay xã hội cũng thực tế hơn nhiều.

hình minh họa
hình minh họa
Mẹ ơi, hãy cho con tiền tiêu vặt
Cách đây ít lâu đã có một cô bé viết tâm thư để… đòi mẹ cho tiền tiêu vặt. Mẹ cô bé – chị Mai ở quận Hoàn Kiếm, HN - kể chị được cô giáo thông báo con chị mang sữa tươi ra hàng đổi bánh. Cô hỏi lý do, bé nói vì thèm bánh đầu cổng trường mà mẹ lại không cho tiền nên mang sữa ra đổi.
Chị Mai hỏi con thì con giải thích rằng bạn con ai cũng có tiền tiêu vặt con không có tiền, cô bán hàng nói đổi quà cũng được. Tối đó, con gái đưa cho chị Mai tờ giấy, nói là thư con muốn gửi mẹ. Thư viết vội của cô con gái chỉ vỏn vẹn đôi ba dòng nhưng cũng khiến chị phải suy nghĩ khá nhiều:
 "Tiền tiêu vặt là rất quan trọng với một đứa trẻ trưởng thành như con! (Con già trước tuổi mà). Con hứa sẽ quản lý tiền thật tốt”.
Cũng thuộc trường phái không muốn cho con trẻ tiếp xúc với đồng tiền quá sớm, chị Lan ở Kim Mã, HN hốt hoảng khi thấy cô giáo ghi vào sổ liên lạc của cậu con trai học lớp 1: “Mời bố mẹ đến giải quyết việc con vay tiền của các anh lớp 5 để mua quay”. Cậu bé giải thích vì quá thích chơi những con quay bán ở cổng trường mà không có tiền mua cũng không dám xin mẹ, anh Bi (nhà cùng khu tập thể) cho cậu vay. Mấy hôm không thấy trả, anh Bi xuống mách cô giáo đòi tiền mua quay.
Bố mẹ hoang đừng mong con tiết kiệm
Nhiều phụ huynh cùng có suy nghĩ rằng không nên cho con tiền tiêu vặt quá sớm, sẽ tạo ra thói quen hoang phí và tâm lý lúc nào cũng cần tiền. Nhưng có vẻ như quan điểm này đang lỗi thời khi mà cuộc sống của con trẻ, để phù hợp với guồng quay xã hội cũng đa dạng hóa rất nhiều. 
Từ những lớp học thêm, cho tới khóa học kỹ năng, năng khiếu, trẻ có nhiều sự va chạm, nhiều mối quan hệ bè bạn. Và chắc chắn không thiếu những lúc trẻ cần đến đồng tiền để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình (như mua quà sinh nhật cho bạn, mời bạn uống nước vì đã được bạn mời nhiều lần…). Cha mẹ nên hiểu và chia sẻ với con nhu cầu đó. Vậy, vấn đề ở đây chỉ còn là dạy con cách tiêu tiền thế nào cho thông minh, hợp lý, để thói quen đó sẽ theo suốt cuộc đời của con sau này. 
Mới đây, Cung Văn hóa Lao động TP.HCM tổ chức chương trình “Dạy con sử dụng tiền thông minh”  nhằm trang bị cho con trẻ  những kiến thức về xây dựng niềm tin vào bản thân, tình yêu thương trong gia đình, giá trị và lợi ích của việc sử dụng đồng tiền đúng mục đích, tiết kiệm và chia sẻ với cộng đồng xã hội… Chương trình đã được đông đảo phụ huynh ủng hộ. 
Tương tự, ở một số trường tại TP.HCM có chương trình phối hợp với một ngân hàng để tổ chức các khóa dạy về những kỹ năng tài chính cơ bản như chi tiêu, quản lý tiền bạc sao cho đồng tiền được sử dụng hiệu quả nhất cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5.
Bé Bảo Nhi, lớp 4/4 trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, cho biết, sau 3 buổi học đầu tiên về kỹ năng, bé đã hiểu hơn thế nào là tiết kiệm. Chẳng hạn như bé sẽ không đòi bố mẹ mua những đồ chơi đắt tiền, không dùng tiền bố mẹ cho hàng ngày để ăn vặt mà sẽ bỏ vào heo đất. Cuối tháng hoặc khi nào cần mua những dụng cụ học tập bé sẽ đập “ngân hàng” của mình ra dùng...
Như vậy, thực tế cho thấy có thể dạy cho con bài học về tiền bạc một cách tự nhiên như vô vàn các bài học khác. Và, theo lời khuyên của bà Suzanne Landers Zavatsky, Giám Đốc Học viện nghiên cứu ý nghĩa của tiền bạc tại Boston, Mỹ: “Bắt đầu càng sớm những câu chuyện về khái niệm “tiền” càng khiến nó trở nên gần gũi với trẻ”.
Mặt khác, theo bà Suzanne muốn bài học có giá trị, bố mẹ hãy áp dụng vào thực tế hàng ngày như đưa con đi chợ, siêu thị cùng chỉ bảo con cách cân nhắc, tính toán và muốn giá trị của mỗi bài học được bền vững, bố mẹ hãy trở thành tấm gương cho con học tập. Không thể một phụ huynh "nợ như chúa Chổm", "vung tay quá trán" lại có một đứa con biết tiết kiệm đồng tiền. 
Thái Châu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.