Đầu xuân, người dân hồ hởi đi lễ các chùa gần Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày đầu xuân, người dân tấp nập đến các chùa ở Hà Nội và tỉnh, thành lân cận để cầu bình an, may mắn... Lễ vật dâng cúng năm nay không rườm rà nhưng lòng người vẫn chan chứa niềm tin về năm mới tốt lành.

Sau đại dịch COVID-19, người dân hồ hởi đi lễ chùa đầu năm. Thời tiết Hà Nội và hầu hết các tỉnh miền Bắc những ngày này rất đẹp, đêm và sáng trời rét, ngày có nắng, thích hợp để du xuân. Các đền, chùa nổi tiếng trên địa bàn Thủ đô và lân cận như chùa Hương, chùa Tam Chúc (Hà Nam), chùa Phật Tích (Bắc Ninh), Đền Đô, Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)... thu hút đông đảo người dân địa phương và người bốn phương đến vãn cảnh, cầu may mắn, bình an.

Chị Nguyễn Phương Thúy (Lạng Giang, Bắc Giang) cùng các đồng nghiệp làm việc tại một doanh nghiệp về truyền thông ở Hà Nội dành cả ngày 10 tháng Giêng để thăm một số đền, chùa ở Bắc Ninh.

"Sau hơn 2 năm mới được du xuân mà không ngay ngáy lo dịch bệnh, chúng tôi chọn các điểm gần để đi được nhiều nơi", chị Thúy chia sẻ. "Đi chùa cốt thành tâm, cầu sức khỏe, bình an. Chúng tôi không mua sắm lễ rườm rà, chủ yếu là dâng tiền giọt dầu, công đức theo khả năng của mình. Ngày hành chính nên các đền, chùa không quá đông, ai cũng thấy lòng nhẹ nhàng, thư thái lắm. Kỳ vọng một năm mới tốt lành".

Cũng như đoàn chị Thúy, số đông khách du xuân năm nay với tâm trạng hồ hởi, không mang nhiều lễ vật đến các đền, chùa.

Từ mùng 1 Tết Quý Mão đến mùng 10 tháng Giêng, chị Đặng Thị Châu My (quê Phú Thọ, chuyên kinh doanh bất động sản) đi khá nhiều đền, chùa tại Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận. Chị My cho biết: "Đi nhiều nhưng mỗi nơi tôi chỉ mang theo chậu hoa tươi để nhà chùa, nhà đền có thể trồng quanh khuôn viên đền, chùa. Mới Tết ra, hoa quả bánh kẹo nhiều rất lãng phí. Dân gian quan niệm, tâm xuất Phật biết, có điều kiện thì công đức coi như góp phần nhờ Ban quản lý đèn nhang cúng Phật, chăm sóc đền, chùa. Tôi thấy nơi nào cũng trang hoàng đẹp, sạch sẽ, người dân địa phương đón khách ân cần, văn minh. Đầu năm như thế là thấy vui vẻ, may mắn rồi".

Hình ảnh tại một số đền, chùa tại Hà Nội và Bắc Ninh dịp đầu xuân Quý Mão 2023:

Người dân đi lễ chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Người dân đi lễ chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Chùa Thiên Trù thời điểm nào trong những ngày đầu xuân cũng đông khách.

Chùa Thiên Trù thời điểm nào trong những ngày đầu xuân cũng đông khách.

Hàng vạn người dân lên ga cáp treo để tới động Hương Tích.

Hàng vạn người dân lên ga cáp treo để tới động Hương Tích.

Lối vào động Hương Tích kín người trong mùng 5 tháng Giêng.

Lối vào động Hương Tích kín người trong mùng 5 tháng Giêng.

Mùng 10 tháng Giêng là ngày hành chính, chưa phải chính lễ tại Đền Đô (Bắc Ninh) nên du khách khá thong dong...

Mùng 10 tháng Giêng là ngày hành chính, chưa phải chính lễ tại Đền Đô (Bắc Ninh) nên du khách khá thong dong...

Càng gần trưa, bãi để xe của Đền Đô càng nhiều xe. Chủ yếu là ô tô biển Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận.

Càng gần trưa, bãi để xe của Đền Đô càng nhiều xe. Chủ yếu là ô tô biển Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận.

Khách đến Đền Đô còn được thưởng thức các làn quan họ đặc sắc.
Khách đến Đền Đô còn được thưởng thức các làn quan họ đặc sắc.
Ngày 10 tháng Giêng, theo quan niệm dân gian là ngày Thần tài, nên Đền Bà Chúa Kho (tỉnh Bắc Ninh) thu hút đông người đến cầu tài lộc.

Ngày 10 tháng Giêng, theo quan niệm dân gian là ngày Thần tài, nên Đền Bà Chúa Kho (tỉnh Bắc Ninh) thu hút đông người đến cầu tài lộc.

Rất nhiều người đến cầu sức khỏe, bình an tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh).

Rất nhiều người đến cầu sức khỏe, bình an tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh).

Tin cùng chuyên mục

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

Đọc thêm

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phú Thọ tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ

Phần tế được cử hành theo nghi lễ truyền thống, trang trọng, thành kính
(PLVN) - Ngày 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Huyện Quốc Oai đón Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận lễ hội truyền thống chùa Thầy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Kim Nhuệ - Hà Nội mới)
(PLVN) - Tối 12/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy, đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Lễ hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 với chủ đề “Quốc Oai-khơi nguồn di sản".

Tết Chôl Chnăm Thmây - vẻ đẹp của sự hòa hợp văn hóa

Các nghi lễ của Tết Chol Chnam Thmay chủ yếu diễn ra tại các ngôi chùa của đồng bào Khmer. (Nguồn: TT)
(PLVN) - Chôl Chnăm Thmây - Tết cổ truyền của cộng đồng người Khmer tại Việt Nam đã trở thành nét đẹp của sự hòa hợp văn hóa các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam. Năm 2024, Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer sẽ diễn ra từ ngày 13 - 16/4/2024 (dương lịch, nhằm ngày mùng 5 - 8/3 âm lịch).