Đầu tư y tế: Công - tư phải phân minh

Đầu tư y tế: Công - tư phải phân minh
(PLVN) - Hoạt động của mạng lưới y tế hiện đang có nhiều vấn đề khiến dư luận xã hội hết sức quan tâm. Là một người  làm việc lâu năm trong lĩnh vực pháp luật và cũng là một nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế, Luật sư Phạm Văn Học – Chủ tịch HĐQT BVĐK Hùng Vương, Phú Thọ đã đưa ra những lời khuyên hữu ích, với mong muốn thiết lập một trật tự mới nhằm giảm bớt những phiền toái mà người dân lâu nay vẫn đang phải hứng chịu.

 Nhập nhèm công - tư

Theo Luật sư Phạm Văn Học: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, hệ thống BV công lập đang đẩy mạnh xã hội hóa (XHH) công tác khám chữa bệnh.

Về ưu điểm:  Khi BV mở ra các dịch vụ như mổ tự nguyện, phòng điều trị tự nguyện, khám tự nguyện.. đời sống cán bộ nhân viên BV được cải thiện đáng kể; Người bệnh, nhất là những người có thu nhập cao có thêm sự lựa chọn, phần lớn họ đều hài lòng vì nếu chọn dịch vụ tự nguyện thì chất lượng phục vụ sẽ tốt hơn; Nhiều loại máy, thiết bị y tế có giá trị chẩn đoán cao như: Hệ thống chụp MRI, chụp CT đa dãy... được đầu tư dưới dạng liên doanh...

Tuy nhiên, XHH y tế mà chúng ta đang làm hiện nay là một mô hình mà thực chất trong đó hệ thống y tư nhân nằm ngay trong BV công. Nhà nước đưa ra hệ thống này để tư nhân đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết, hoặc BV huy động vốn từ tư nhân, nhờ đó BV có máy móc thiết bị. Nhưng hình thức này không nên kéo dài vì sẽ để lại nhiều mặt trái và hậu quả xấu.

Luật sư Phạm Văn Học phân tích: Hạn chế đầu tiên là giá dịch vụ tự nguyện khá cao, làm tăng gánh nặng tài chính với người bệnh. Theo quy định của Bộ Y tế hiện nay thì để hình thành lên giá dịch vụ y tế gồm 7 yếu tố đó là:

Thuốc; Vật tư tiêu hao; Duy tư sửa chữa nhỏ; Mua sắm tài sản cố định; Khấu hao tài sản cố định; Lương nhân viên; Đào tạo nghiên cứu khoa học.

Theo quy định của Bộ chủ quản các yếu tố 1, 2, 3 do người bệnh chi trả còn các yếu tố từ 4 đến 7 do ngân sách Nhà nước bao cấp. Tuy nhiên trong mô hình XHH hiện nay đang có sự lẫn lộn vì tất cả những người đang làm XHH (Y sĩ, bác sĩ - BS, kỹ thuật viên...) đều là người của BV và Nhà nước đã trả lương. Các tài sản để sử dụng vào việc XHH, như đất, nhà... đều của BV và nó được hình thành bởi ngân sách Nhà nước nhưng khi đưa vào XHH thì người bệnh vẫn phải chi trả và như vậy là người bệnh ngân sách đều phải chi cho một dịch vụ y tế.

Hạn chế thứ hai là đầu tư XHH trong y tế công sẽ kéo theo lạm dụng chỉ định chụp chiếu, xét nghiệm, vì phải làm như vậy mới có thể nhanh thu hồi vốn đầu tư, tăng lợi nhuận.... Mức độ lạm dụng phụ thuộc vào cái tâm và cách quản lý của từng giám đốc BV, tuy nhiên dù ở mức độ nào thì cuối cùng đều dẫn đến hậu quả là lãng phí tiền bạc, tài sản của người bệnh và xã hội.

Luật sư Phạm Văn Học – Chủ tịch HĐQT BVĐK Hùng Vương.
 Luật sư Phạm Văn Học – Chủ tịch HĐQT BVĐK Hùng Vương.

Thứ ba, khi có 2 chế độ công và tư trong cùng một BV sẽ gây ra sự bất bình đẳng về mức độ phục vụ. Thực tế ở nhiều BV, nhất là tuyến tỉnh và trung ương, ở khu vực bình dân 2, 3 thậm chí 5 bệnh nhân một giường thì ở khu điều trị dịch vụ  mỗi bệnh nhân một phòng hoặc ít nhất là mỗi người một giường. Điều đáng nói ở đây là các phòng tự nguyên ấy có thể được xây bằng nguồn vốn liên doanh, đóng góp phi ngân sách nhưng nó lại được xây trên đất của BV công tức là đất của Nhà nước (nhiều BV tận dụng, khai thác luôn các phòng bệnh có sẵn của BV); Đội ngũ BS, nhân viên y tế đều là người thuộc biên chế Nhà nước và đương nhiên đã hưởng lương, được đào tạo  từ ngân sách Nhà nước...

Khi triển khai dịch vụ này không chỉ tạo ra bất công giữa BV công với BV tư mà tạo cả ra sự bất công giữa BV tuyến Trung ương với tuyến tỉnh và giữa tuyến tỉnh với tuyến huyện, xã và người chịu thiệt nhất cuối cùng vẫn là người dân vì hiện nay đang có một xu hướng là BS có năng lực  không muốn làm việc ở tuyến xã, huyện vì ở đó không có  dịch vụ tự nguyện, dịch vụ kỹ thuật cao và đương nhiên ở đó thu nhập sẽ thấp hơn nhiều so với ở BV tuyến trên. Ngay trong mỗi  BV cũng đã tạo ra sự bất công và nảy sinh mâu thuẫn vì những người có cùng trình độ nhưng được phân công làm ở những vị trí không liên quan đến dịch vụ tự nguyện thì cũng bị xem thường và có thu nhập thấp hơn, từ đó sẽ dẫn đến việc chạy chọt, bợ đỡ...

Thứ tư, hiện nay trong xã hội chúng ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế nhưng kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước luôn giữ tỷ trọng lớn. Trong khu vực kinh tế Nhà nước cũng đang tồn tại nhiều loại hình khác nhau, tính riêng khối kinh tế mang tính công ích chúng ta có hệ thống trường học công lập,  BV công lập, hệ thống các đơn vị làm công tác môi trường... Vậy nếu BV làm được XHH, lập phòng khám, phòng mổ, phòng điều trị theo yêu cầu, chất lượng cao... để thu thêm tiền phí và dịch vụ của bệnh nhân thì trường học công lập cũng làm theo như vậy. Việc cho phép các BV làm dịch vụ ngay trên nền tảng cơ sở hạ tầng có sẵn và nguồn gốc của nó là tài sản Nhà nước nhưng lại được thu tiền và chi cho cá nhân ở các BV như hiện nay đã tạo ra một sự bất công  giữa các ngành nghề, dịch vụ trong khu vực kinh tế Nhà nước...

Cần có cơ chế cạnh tranh công bằng

Từ thực tế và phân tích trên, Luật sư Phạm Văn Học đề xuất những giải pháp sau:

Việc chuyển bệnh nhân giữa BV công và tư: Hiện nay nhiều BV tư nhân đã được đầu tư rất bài bản cả về con người, trình độ kỹ thuật và trang thiết bị. Với việc đầu tư như thế, nhiều BV tư nhân đã vượt lên về kỹ thuật so với một số BV công lập trong khu vực. VD: Một BV tư nhân trong khu vực đã áp dụng phẫu thuật nội soi, tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laze, phẫu thuật kết hợp xương gẫy... trong khi đó tại BVĐK huyện chưa làm được các kỹ thuật đó nhưng BV huyện lại không thể chuyển BN đến BV tư nhân được kể cả khi bệnh nhân mong muốn vì chưa có cơ chế. Khi gặp các trường hợp như vậy BV huyện chỉ có thể chuyển người bệnh đến BVĐK tỉnh, điều đó vừa gây ra tình trạng quá tải cho BV tuyến tỉnh vừa gây khó cho người bệnh vì BV tỉnh cách BV huyện thường là rất xa.

Một số trường hợp khác người bệnh được cấp cứu và điều trị tại các BV tuyến Trung ương sau khi ổn định các BV tuyến huyện hoặc BV tư nhân hoàn toàn có thể tiếp tục theo dõi, chăm sóc điều trị được nhưng hiện nay các BV Trung ương chỉ giới thiệu và chuyển bệnh nhân đến BV tỉnh, rất ít khi chuyển từ BV Trung ương về BV tư nhân nhưng trên thưc tế nhiều bệnh nhân đã tự lựa chọn về BV tư nhân, tuy nhiên trong các trường hợp đó họ sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi BHYT và nếu họ chấp nhận về BV tỉnh thì vừa quá tải vừa xa gây bất lợi, tốn kém cho người bệnh... Thêm vào đó, việc chuyển tuyến từ BV tư nhân đến BV công lập cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng Bộ Y tế chưa  ban hành văn bản  quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

Để khắc phục được tình trạng trên, theo Luật sư Phạm Văn Học, Bộ Y tế cần chủ trì rà soát lại toàn bộ hệ thống BV tư nhân để làm rõ thực trạng, năng lực của các BV ngoài công lập nhằm chứng minh những BV tư nhân đang hoạt động hiện nay xem BV nào làm được những việc gì, từ đó ra quyết định phân hạng 1,2,3, hạng đặc biệt giống như BV công lập hiện nay (Việc phân hạng phải do Bộ Y tế chủ trì và quyết định). Sau khi đã phân hạng được hệ thống BV ngoài công lập, Bộ Y tế cần ban hành những văn bản quy phạm quy định, hướng dẫn cụ thể việc chuyển  tuyến (bao gồm cả chuyển lên và chuyển xuống) giữa các BV công và bệnh viện tư, dựa trên nguyện vọng của người bệnh và năng lực chuyên môn của  các BV.

Về hỗ trợ, phối hợp chuyên môn: Hiện nay theo quy định BS đang làm việc trong BV công lập có thể ký hợp đồng để làm thêm, làm ngoài giờ hoặc hỗ trợ chuyên môn... cho BV tư nhân, muốn làm được việc đó BS phải có đơn và phải được giám đốc BV đồng ý, quy định như vậy là đúng nhưng còn thiếu. Do đó, Bộ Y tế cần quy định những điều kiện rõ ràng, cụ thể để phân biệt trường hợp nào được làm thêm và ngược lại vì hiện nay do chưa có quy định cụ thể nên việc đồng ý hay không thuộc quyền và đôi khi do cảm tính của giám đốc BV. Thực tế, nhiều BS đang làm việc ở BV công rất muốn và hoàn toàn có đủ điều kiện để làm thêm ở BV hoặc phòng khám tư nhưng giám đốc không ký đơn, không đồng ý nên không thể làm được và nếu có cố thì cũng là bất hợp pháp.

Hiện nay có nhiều BV tư nhân đã được trang bị khá tối tân, hiện đại, nếu có thêm sự hỗ trợ về chuyên môn sâu từ các BV công lập hoặc dân lập ở Trung ương thì rất nhiều bệnh nhân đã có thể được cấp cứu, điều trị, phẫu thuật kể cả những phẫu thuật khó, phức tạp ngay tại địa phương mà không phải chuyển đến các BV Trung ương vừa gây ra tình trạng quá tải, vừa tốn kém cho người bệnh. Để tháo gỡ nút thắt này cần có một cơ chế pháp lý theo hướng cởi mở, thông thoáng hơn. 

Theo người đứng đầu BVĐK Hùng Vương: Một vấn đề nữa cũng đáng phải lưu tâm đó là: Hiện nay BS BV công có thể ra làm ở BV tư còn BS ở BV tư thì không thể làm ở BV công. Trên thực tế trong hệ thống BV tư cũng có rất nhiều nhà khoa học, các BS có trình độ cao họ hoàn toàn có thể tăng cường, chi viện cho các BV công trong các tình huống phức tạp, khó khăn hoặc cấp cứu và điều này đặc biệt có ý nghĩa  ở các vùng sâu, vùng xa nơi mà y tế công lập còn nhiều hạn chế nhưng vì chưa có cơ chế nên BS BV tư không thể hoặc có đến BV công trong các tình huống nêu trên cũng là không hợp pháp. Vì lẽ đó Bộ Y tế cần quy định cụ thể và cho phép BS ở BV tư được làm việc tại BV công trong một số trường hợp cụ thể.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.