Đầu tư xây dựng cơ bản: Nhiều cải cách, doanh nghiệp vẫn gặp khó!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đích thân Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) TS Vũ Tiến Lộc đồng chủ trì “Hội nghị lắng nghe khó khăn vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựngcơ bản (XDCB)” tổ chức sáng qua, 29/3. 

“Bộ Xây dựng là một trong số các Bộ đi đầu trong công tác cải cách hành chính, Bộ đã có những Quyết định quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN trong thực tiễn. Ngoài bãi bỏ các điều kiện kinh doanh, Bộ Xây dựng đang gấp rút soạn thảo 1 luật sửa nhiều luật…

Tuy nhiên, trao đổi với Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng nói vẫn chưa hài lòng với kết quả đó và cho biết sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa…”-  Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc mở đầu buổi đối thoại và mong muốn có những ý kiến “nói thẳng, nói thật, thậm chí gay gắt”.

Luật chồng luật, Nghị định Thông tư còn “to” hơn Luật

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), sự chồng chéo của pháp luật và các văn bản pháp lý chính là rào cản lớn nhất trong cải tiến các thủ tục của công tác đầu tư XDCB. Liên quan đến lĩnh vực này, có cả chục luật tác động, như Bộ Xây dựng là cơ quan soạn thảo và chỉ đạo theo dõi thực hiện 4 luật là Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản; Bộ KH&ĐT soạn thảo và chỉ đạo Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công; Bộ TN&MT soạn thảo Luật Đất đai, Luật Bảo vệ Môi trường; Bộ Công an Luật về Phòng cháy chữa cháy…“Điều quan trọng là cùng một vấn đề nhưng giữa luật này và luật kia còn có sự khác biệt nên việc vận dụng xử lý gây khó cho người thực hiện…” - ông Thiệp bức xúc.

Đại diện TKV, EVN, PVN và nhiều DN, hiệp hội DN đã dẫn chứng khá chi tiết các điều khoản của các Luật chồng chéo khiến DN không biết triển khai như thế nào.  Đại diện EVN, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, 2 năm vừa rồi, EVN không đầu tư gì cả. “Điều này rất khó khăn cho ngành điện vì đòi hỏi phải có sự đầu tư gối đầu…” - ông Anh phát biểu.

Trong khi Luật chồng chéo thì dưới luật là vô vàn Nghị định, Thông tư hướng dẫn, theo ông Thiệp, “các văn bản này đều có hiệu lực pháp lý rất cao  làm cho hàng rào pháp lý càng rối rắm”. Còn TS Dương Văn Cận, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VACC quả quyết: “Vướng Nghị định, Thông tư chứ không phải Luật. Luật ban hành rồi nhưng dân cứ chờ Thông tư, không có Thông tư người ta không làm được…”.

Mặc dù có một “rừng” văn bản dưới luật nhưng hệ thống văn bản lại vẫn bộc lộ những kẽ hở. “Kẽ hở đầu tiên là chúng ta chưa quy định các thể chế để thực hiện một cách đủ nghiêm nên mới có hiện tượng vi phạm tràn lan về quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng” - ông Hiệp dẫn chứng.

Kiên quyết loại bỏ hình thức “phạt cho tồn tại”

Theo kiến nghị của VACC, những vi phạm của chủ đầu tư về công tác quy hoạch  cần có xử lý dứt khoát, kiên quyết loại bỏ hình thức “phạt cho tồn tại” nếu chủ đầu tư tự động xây dựng phá vỡ quy hoạch đã được phê duyệt. 

Theo VACC, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư xây dựng có nhiều mặt khác nhau: Quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài chính, thuế… nhưng  hiện nay hoạt động thanh tra không có sự thống nhất giữa các ngành, mỗi ngành đều có sự tham gia riêng của Sở và kế hoạch thanh tra  các DN không có ai cầm trịch giữa các ngành vì vậy có tình trạng chỉ trong quý có DN phải tiếp đến 5 đoàn thanh tra khác nhau về cùng 1 dự án.  “Chúng tôi đề nghị cần có quy định do thành phố chỉ đạo thực hiện, lịch thanh tra phải được thành phố thông quan theo nguyên tắc 1 lần/năm, không được thanh tra tùy tiện” - Chủ tịch VACC đề nghị.

Cùng chung “nỗi niềm” thanh tra, kiểm tra, TS  Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam cũng cho rằng cần có sự thống nhất giữa các bộ, ngành, cơ quan thanh tra, kiểm tra trong cách hiểu và vận dụng pháp luật về đầu tư XDCB trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động. “Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần hướng đến mục tiêu phát hiện, phòng ngừa, khắc phục và xử lý sai phạm để động viên, khuyến khích các chủ thể làm đúng luật pháp, giảm thiểu tâm lý đối phó, thụ động…” - Ông Long đề nghị.

PGS.TS Trần Chủng, Trưởng ban Chất lượng, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề nghị Luật pháp không chỉ hướng dẫn mà cần tăng cường kiểm tra sự tuân thủ pháp luật trong thực tiễn. Việc kiểm tra và xử lý không chỉ là các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng mà còn có cả các cơ quan QLNN, các công chức khi không tuân thủ Luật gây hậu quả về xã hội, kinh tế, sinh mạng. Các chế tài xử phạt hành chính (phạt tiền, thu giấy phép…) đến các chế tài dân sự (đền bù thiệt hại do lỗi mình gây ra..) và sau cùng là các chế tài hình sự (phạt tù…), trước khi đưa ra mức độ xử phạt nào, cần phải tuân thủ một trình tự điều tra khách quan và minh bạch…

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.