Đầu tư hơn 20.100 tỷ đồng cho Phú Quốc chuẩn bị tổ chức APEC 2027

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phú Quốc sẽ được đầu tư hơn 20.100 tỷ đồng để chuẩn bị cho Hội nghị APEC 2027, với 70% kinh phí do ngân sách trung ương hỗ trợ.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký quyết định về giao nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện và thực hiện một số biện pháp để triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Theo quyết định, tổng vốn đầu tư cho các dự án này lên đến hơn 20.100 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ tới 70% tổng mức đầu tư, phần còn lại sẽ do tỉnh Kiên Giang cân đối từ ngân sách địa phương và huy động thêm các nguồn hợp pháp khác.

Đây là một trong những đợt đầu tư công quy mô lớn nhất từ trước đến nay cho thành phố đảo Phú Quốc, mở ra cơ hội bứt phá về hạ tầng, dịch vụ và đô thị. Các dự án không chỉ phục vụ trực tiếp cho Hội nghị APEC, mà còn góp phần xây dựng nền tảng phát triển dài hạn, hướng đến mục tiêu đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, kinh tế biển và tổ chức sự kiện quốc tế của khu vực Đông Nam Á.

Danh mục các dự án được ưu tiên triển khai bao gồm: Hệ thống hồ chứa nước ngọt (Cửa Cạn và Dương Đông) với tổng vốn gần 4.000 tỷ đồng; Trung tâm Hội nghị APEC quy mô 57ha, vốn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng; và tuyến tàu điện đô thị đoạn 1, kết nối sân bay Phú Quốc – Trung tâm Hội nghị – ĐT.973, có chiều dài hơn 20km, tổng vốn khoảng 9.000 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức đối tác công – tư (PPP).

Nhiều dự án trọng điểm nhằm phục vụ Hội nghị Cấp cao APEC 2027 tại thành phố Phú Quốc được ưu tiên triển khai.

Nhiều dự án trọng điểm nhằm phục vụ Hội nghị Cấp cao APEC 2027 tại thành phố Phú Quốc được ưu tiên triển khai.

Ngoài ra, Phú Quốc sẽ đầu tư nâng cấp và mở rộng tuyến đường tỉnh 975 (dài 20km, rộng 60m), tổng vốn khoảng 2.500 tỷ đồng; dự án chỉnh trang đô thị, chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh, tổng vốn hơn 1.400 tỷ đồng. Một điểm nhấn đáng chú ý là dự án Đại lộ APEC – tuyến giao thông huyết mạch dài 3km, rộng 68m, tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 50%, phần còn lại huy động từ địa phương và nhà đầu tư tư nhân.

Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, Phó Thủ tướng cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù như: Cấp phép khai thác các mỏ cát biển tại Phú Quốc phục vụ san lấp, kè, nền móng; tổ chức đấu thầu rút gọn hoặc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đặc biệt trong các trường hợp cấp bách. Các cơ chế này sẽ giúp rút ngắn quy trình hành chính và tăng tính linh hoạt cho các dự án trọng điểm.

Tỉnh Kiên Giang được trao quyền chủ động trong việc rà soát, lựa chọn và triển khai các dự án đầu tư công cần thiết, bảo đảm gắn với chiến lược phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường, không ảnh hưởng đến quốc phòng – an ninh. Đồng thời, tỉnh cũng có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lâu dài và khai thác hiệu quả các công trình sau Hội nghị, tránh lãng phí nguồn lực.

Nỗ lực đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, kinh tế biển và tổ chức sự kiện quốc tế của khu vực Đông Nam Á.

Nỗ lực đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, kinh tế biển và tổ chức sự kiện quốc tế của khu vực Đông Nam Á.

Về phân công nhiệm vụ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải tăng cường phối hợp hỗ trợ địa phương. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì bố trí vốn ngân sách Trung ương theo đúng quy định. Bộ Xây dựng cùng Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đẩy nhanh thủ tục bàn giao tài sản và mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn chi tiết các thủ tục chuyển đổi đất rừng, khai thác khoáng sản phục vụ dự án.

Chính phủ cũng nhấn mạnh yêu cầu cao về tính minh bạch, hiệu quả và phòng chống tiêu cực. Các dự án phải được quản lý nghiêm ngặt theo các nguyên tắc: Đúng tiến độ, đúng mục tiêu, không để xảy ra thất thoát, tham nhũng, lợi ích nhóm hoặc sử dụng sai mục đích. Đây không chỉ là cơ hội phát triển của Phú Quốc, mà còn là dịp để khẳng định năng lực tổ chức, điều hành các sự kiện quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đọc thêm

Hải Phòng bắt đầu di chuyển các cơ quan sang Trung tâm Chính trị- Hành chính Bắc sông Cấm

Trung tâm Chính trị - Hành chính TP mới tại Khu đô thị Bắc sông Cấm.
(PLVN) - Từ ngày 23/6, TP Hải Phòng bắt đầu triển khai việc di chuyển các cơ quan Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành sang làm việc tại Trung tâm Chính trị - Hành chính TP mới đặt tại Khu đô thị Bắc sông Cấm. Đây là bước chuyển quan trọng nhằm hiện thực hóa định hướng phát triển không gian đô thị, xây dựng mô hình chính quyền điện tử hiện đại, đồng bộ và hiệu quả hơn.

Lâm Đồng sắp xếp còn 10 Trung tâm Y tế khu vực

Trạm y tế phường 8 sẽ trở thành Trạm y tế Lâm Viên - Đà Lạt - một đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế khu vực Đà Lạt.
(PLVN) -  Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống y tế cấp huyện, thành lập 10 Trung tâm Y tế khu vực trực thuộc Sở Y tế tỉnh. Đây là bước đi nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cà Mau bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh

Cà Mau bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh
(PLVN) - Ngày 23/6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Cà Mau về việc tổ chức bắn pháo hoa nổ tại Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau.

Siết chặt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

 Siết chặt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai
(PLVN) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra, kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa