Đầu tư dự án xây kè chống xói lở đảo Phú Quý

Đầu tư dự án xây kè chống xói lở đảo Phú Quý
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - HĐND tỉnh Bình Thuận thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án kè chống xâm thực, chống xói lở bờ biển, bảo vệ bờ biển phía Bắc đảo Phú Quý .

Sáng 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận khoá XI đã khai mạc kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thông qua 22 chuyên đề và thảo luận 8 nội dung về phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư các công trình, dự án, phân khai vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội.

Kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Bình Thuận (Ảnh: T.Dân)

Kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Bình Thuận (Ảnh: T.Dân)

Đặc biệt, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển phía Bắc đảo Phú Quý – đây là công trình nhằm ngăn chặn tình trạng xâm thực gây sạt lở bờ biển, bảo vệ tính mạng, tài sản người dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu ở phía Bắc đảo Phú Quý, góp phần thúc đẩy đời sống và kinh tế địa phương.

Dự án có quy mô đầu tư xây dựng 2 đoạn kè có tổng chiều dài khoảng 1,9km với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và vốn ngân sách trong tỉnh, thời gian thực hiện kéo dài 4 năm.

Việc biến đổi khí hậu kéo theo hiệu ứng nhà kính làm biến đổi hệ thống khí hậu và môi trường sống trên đảo Phú Quý. Theo báo cáo của UBND huyện Phú Quý, biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng đến thời vụ, kỹ thuật tưới tiêu trong nông nghiệp, sâu bệnh tăng, sản lượng năng suất cây trồng giảm. Hiện chất lượng nguồn nước ngầm cơ bản phục vụ đủ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, đáng lo ngại là nhiệt độ trong nước, không khí tăng đã làm giảm sức đề kháng với vật nuôi, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh dịch trên gia súc gia cầm bùng phát. Đối với thuỷ sản, ảnh hưởng gia tăng nhiệt độ trong nước làm cho một số loài di chuyển đến nơi khác hoặc di chuyển xuống tầng nước sâu hơn kéo theo sự thay đổi phân bố các loài thuỷ sản. Vấn đề này làm mất nơi cư trú và nơi kiếm mồi của các loài, khiến cho nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.

Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận phát biểu khai mạc (Ảnh: T.Dân)

Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận phát biểu khai mạc (Ảnh: T.Dân)

Theo Sở Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Thuận, qua kiểm tra 50 giếng khoan trên đảo và kết quả quan trắc diễn biến nguồn nước đảo Phú Quý có thể thấy, mùa khô năm 2022 mực nước thấp dần đều. Còn mùa mưa mực nước hầu hết tại các giếng có xu thế hạ thấp dần. Các tầng chứa nước phân bố ở khu vực núi Cấm, núi Cao Cát, chạy dọc trung tâm đảo tới phía Nam đảo Hòn Tranh và các đảo nhỏ trên mực nước biển bao quanh đảo.

Khảo sát đo kiểm cho thấy nóc tầng chứa nước biến đổi mạnh, hạ thấp dần từ tháng 1 đến tháng 11, còn từ tháng 11 trở đi, những khu vực có mưa nhỏ đều có mực nước dao động nhưng hầu hết đều giảm so với những tháng mùa khô. Quá trình đánh giá chất lượng nước dưới đất của đảo so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước (QCVN 09-MT:2015/ BTNMT) của Bộ TN&MT cho thấy chất lượng nước thấp hơn năm trước, các thành phần hoá học nước giếng đạt quy chuẩn cho phép, nhưng giá trị nước tại một số giếng giảm nhiều.

Trước đó, Đoàn Địa chất 705 tiến hành khảo sát tình hình phân bố nước ngầm ở huyện cho thấy nguồn nước ngầm tuy phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng nhiều nơi ven biển bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhiễm sắt. Khả năng khai thác nước sạch phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt rất hạn chế. Chủ yếu khai thác các mạch nước nông ở độ sâu từ 4-50 m. Còn tổng lượng mưa bình quân hàng năm từ 84,1-131,4 mm nhưng phân bố không đồng đều giữa các tháng mà chỉ tập trung chủ yếu ở các tháng 7,8,9. Các tháng còn lại mưa ít hoặc không mưa nên rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Công trình ven bờ kè đảo Phú Quý.

Công trình ven bờ kè đảo Phú Quý.

Theo UBND huyện Phú Quý, huyện đã giám sát rất chặt việc khoan giếng ở các hộ gia đình; Kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng nước, quản lý chặt việc cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước. Đồng thời, huyện cũng tranh thủ các nguồn vốn tập trung xây dựng, củng cố các kè chống bão, chống xâm thực nước biển, chống xói lở bờ biển và các khu neo đậu thuyền tránh bão.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.