Mặc dù đề xuất bãi bỏ đơn giản hóa gần 52% ĐKKD song nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn nhiều ĐKKD bất hợp lý cần bãi bỏ, và vấn đề cốt lõi vẫn là xác định đầu tư cho giáo dục là thương mại hay xã hội…
Bãi bỏ, đơn giản hóa hơn một nửa điều kiện kinh doanh
Bà Mai Thị Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bô GD&ĐT chô biết, trong tổng số 212 ĐKKD hiện có, Bộ đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 110 ĐKKD, chiếm 51,9& (bãi bỏ 81ĐKKD, đơn giản hóa 29 ĐKKD)
110 ĐKKD bãi bỏ, đơn giản hóa tập trung ở 2 văn bản là Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
Với Nghị định 46/2017/NĐ-CP Bộ đề xuất cắt giảm 72 ĐKKD, đơn giản hóa 22 ĐKKD. Trong đó, bãi bỏ các điều kiện về đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm ngoại ngữ, tin học "phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương".
Một loạt điều kiện hoạt động là “có quyết định về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường”, các trường phải có “có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu” , “có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục”… cũng được đề xuất bãi bỏ.vì quy định chung chung, hình thức, không có tiêu chí xác định rõ.
Với giáo dục mầm non, Bộ đề nghị bỏ quy định “Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển”. Lý do là nội dung đề án đã được quy định rất cụ thể trong thành phần hồ sơ thành lập.
Một số điều kiện như “được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường”, “Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ” cũng được đề xuất bãi bỏ.
Với điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, hiện nay phải đáp ứng điều kiện “đáp ứng nhu cầu gửi trẻ em của các gia đình”. Bộ đề nghị bỏ quy định này vì không cần thiết, khó xác định.
Với điều kiện để trường trung học hoạt động, bỏ quy định “có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học” vì không cần thiết, nhà trường bắt buộc phải thực hiện theo chương trình do Bộ ban hành.
Với trung tâm tin học, ngoại ngữ, Bộ đề xuất bỏ điều kiện “số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học”, và có “phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo”, “có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ”. Theo Bộ, nên để nhà đầu tư có quyền chủ động trong việc quyết định quy mô, tính chất đầu tư trên những quy định tối thiểu.
Về điều kiện để trường đại học hoạt động đào tạo, một loạt điều kiện về “đất đai”, “cơ sở vật chất, thiết bị”, địa điểm xây dựng trường cũng được đề xuất bãi bỏ vì đã được quy định trong điều kiện thành lập trường. Điều kiện đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu” cũng được bãi bỏ vì không cần thiết.
Với Nghị định 73/2012/NĐ-CP , Bộ đề xuất bãi bỏ 9ĐKKD, đơn giản hóa 7 ĐKKD. Một loạt các quy định “dự án đầu tư thành lập cơ sở GD&ĐT phải có suất đầu tư ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên?, “cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động từ 20 năm trở lên tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục và phải được UBND cấp tỉnh đồng ý về việc giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất” cũng được đề xuất bãi bỏ.
Cùng với đó, không quy định điều kiện về 5 năm kinh nghiệm đối với giáo viên là người nước ngoài giảng dạy tại cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Bộ cũng đề xuất không quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư riêng đối với từng loại hình cơ sở giáo dục; không quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư mở phân hiệu của cơ sở giáo dục…
Loay hoay lợi nhuận hay phi lợi nhuận
Hoan nghênh Bộ GD&ĐT cùng một lúc bãi bỏ, đơn giản hóa gần 52% ĐKKD, Luật sư Nguyễn Kim Dung, thành viên nhóm công tác GD&ĐT, Giám đốc pháp chế Apollo và BUV Việt Nam đề nghị cắt giảm điều kiện cấp phép phải song hành với cắt giảm ĐKKD và quan trọng cần thống nhất cách hiểu và áp dụng các điều kiện đầu tư kinh doanh.
Luật sư Dung cũng chỉ ra một loạt những quy định còn có thể cắt giảm được nữa như bỏ yêu cầu có xác nhận của UBND cấp tỉnh khi yêu cầu có danh sách trích ngang cán bộ giảng dạy cơ hữu và cán bộ quản lý, khi thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, sĩ số và diện tịch giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục; Đề nghị bỏ quy định giáo viên ngoại ngữ dạy tại trường đại học phải có 5 năm kinh nghiệm; Bỏ điều kiện xin cấp phép thành lập đối với cơ sử đào tạo ngắn hạn; Bỏ điều kiện hạn chế mức phần trăm tiếp nhận học sinh Việt Nam vào học tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài; cắt giảm điều kiện phải có đầy đủ hồ sơ của giáo viên khi xin phép thành lập…
Đồng tình với quan điểm này, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường liên cấp Marie curie cho rằng quy định phải có đầy đủ hồ sơ của giáo viên khi xin phép thành lập chẳng khác gì câu chuyện “con gà- quả trứng” bởi tại giai đoạn cấp giấy phép thành lập, nhà đầu tư chưa hoạt động thì không thể có đủ danh sách giáo viên với giấý phép lao động, hợp đồng lao động đã ký.
Ông Khang cũng thừa nhận để đối phó với quy định này, khi làm đề án thành lập trường tiểu học, ông cũng phải làm giả hồ sơ này và “rồi cũng xong”. Hiệu trưởng trường Marie curie cũng đặt vấn đề đầu tư cho giáo dục là thương mại hai xã hội? “Trong tiềm thức lâu nay, giáo dục là phi lợi nhuận. Nhưng trong một số Đại sứ quán, tôi vẫn thấy có Phòng Thương mại giáo dục. Phải chăng “thanh long chấm mắm tôm” ?- Ông Khang phát biểu.
Ông Hoàng Anh Đức, CTCT Giáo dục Edufit đề nghị, ở tầm vĩ mô (luật) nên tạo cơ chế mở, do phép DN làm những gì mà pháp luật không cấm thay vì chỉ làm theo nhưng gì luật cho phép. Ông dẫn chứng quy định về tiêu chuẩn cho đội ngũ quản lý và đề nghị cho các trưởng tư thục được linh hoạt bởi các trường này tự chủ về tài chính và cũng không hưởng ngân sách nhà nước. Về việc bổ nhiệm người nước ngoài làm hiệu trưởng, hiện không có văn bản QPPL nào cấm nhưng cũng chưa có hướng dẫn nên các trường hoàn toàn bị bó chân, phải duy trì cả hiệu trưởng nước ngoài để vận hành và hiệu trưởng Việt Nam để đảm bảo không bị làm khó dễ ((!?)
Ông Đức cũng đề nghị các trưởng được tự chủ về chương trình, không nên yêu cầu các trường tư thục phải thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành chung cho hệ thông công lập mà Bộ nên đưa ra yêu cầu, mục tiêu, kỳ vọng về chuẩn đầu ra cơ bản, còn việc thực hiện do cơ sở giáo dục tự chọn các hình thức thực hiện, đảm bảo chất lượng cơ bản đồng thời cập nhật linh hoạt và hiệu quả các tiến bộ giáo dục thế giới…
Đến từ trưởng mầm non tư thục đang giảng dạy theo mô hình Reggio, bà Lại Phương Thảo cũng giãy bài nỗi niềm về những quy định không phù hợp như quy định cứng nhắc về chương trình, hình thức đào tạo, quy định về ghi sổ đầu bài phải viết tay trong khi các trường đều số hóa khiến nhà trường không cập nhật được các phương thức giáo dục mới, mất thời gian chỉ để đối phó với đoàn kiểm tra…“Hơn ai hết, chính học sinh và phụ huynh đánh giá được chất lượng giáo dục, Hãy để các trưởng được làm những gì mà pháp luật không cấm theo tinh thần Luật DN…- Bà Thảo đề nghị.